1. HỢP ĐỒNG MẶT BẰNG NGẮN HẠN HOẶC KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC
– Nhiều quán đ.ầ.u tư rất nhiều tiền, nhưng kí hợp đồng thuê quá ngắn (1 đến 3 năm) do tin tưởng những lời “ong bướm” của chủ m.ặt bằng. Dẫn đến việc dù b.á.n rất tốt, nhưng hết hạn hợp đồng thì mới th.u h.ồi v.ốn hoặc l.ãi được chút ít, không tương xứng với số tiền và công sức bỏ ra.
– Ở đây mình không "vơ đũa cả nắm", có nhiều chủ nhà rất tốt nhưng cũng có nhiều chủ nhà "rất tiếc". Bỏ nhiều tiền và công sức ra kinh doanh thì nhớ “nắm đằng chuôi”.
– Ví dụ: Mình cũng phải trả gi.á rất đắt cho bài học này, chủ nhà tăng gi.á gấp 3 lần khi hết hạn thuê và copy mô hình của mình tự kinh doanh (nhưng đời không như là mơ, chủ nhà không có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng nên cũng toang).
2. ĐẦU TƯ RẤT NHIỀU TIỀN NHƯNG GIÁ BÁN RẤT THẤP
– Cạnh tranh về gi.á luôn được nhiều chủ quán lựa chọn. Nhưng có quán đ.ầ.u tư nhiều (một vài tỷ) lại b.á.n gi.á thấp hoặc biến phí cao dẫn đến lợi nhuận ròng thấp (từ 10 đến dưới 20% doanh thu).
– Nhiều quán doanh thu rất cao, nhưng không đảm bảo được việc th.u h.ồi v.ốn và lợi nhuận hoặc lợi nhuận không tương xứng.
– Ví dụ: Đ.ầ.u tư quán cà phê 2,5 tỷ, hợp đồng thuê m.ặt bằng 6 năm, doanh thu 250tr/tháng, nhưng lợi nhuận ròng chỉ có 16%. Nếu không có giải pháp can thiệp thì phải từ 5-6 năm mới th.u h.ồi v.ốn.
3. CHI PHÍ VẬN HÀNH CAO
– Không kiểm soát được ch.i ph.í vận hành: Thiết kế công năng sai (nhất là nhà hàng, quán nh.ậ.u) hoặc quản trị nhân viên chưa “trơn tru”, dẫn đến việc h.ao t.ốn rất nhiều con người mới hoạt động được. Không kiểm soát được định lượng món ăn - đồ uống hay để thất thoát nguyên vật liệu… dẫn đến việc b.á.n rất tốt nhưng không có l.ãi.
– Nhiều quán doanh thu 300-500tr/tháng nhưng vẫn phải bù l.ỗ.
– Ví dụ: Thuê m.ặt bằng nhà 04 tầng, vị trí bếp tại tầng 3. Vận chuyển mọi thứ bằng thang vận hay thang bộ, h.ao t.ốn rất nhiều nhân viên và ch.i ph.í vận hành. Nhưng là mô hình “bình dân” nên gi.á b.á.n thấp. Ngày nào cũng đông khách nhưng không có l.ãi.
4. LỢI NHUẬN RÒNG THẤP NHƯNG KH.UYẾN M.ÃI GIẢM GI.Á S.ÂU 15-30%
– Chạy chương trình kh.uyến m.ãi giảm gi.á đang là biện pháp phổ thông mà hầu như quán nào cũng làm. Cứ thấy không có l.ãi hoặc khách hơi vắng là lại gi.ảm gi.á.
– Nhiều quán giảm đến 30-40%, nhưng không có biện pháp truyền thông để tìm kiếm kh.á.ch h.à.ng mới, vô tình dẫn đến việc doanh thu cao nhưng không có l.ãi.
– Ví dụ: Trường hợp như mục số 2, chủ quán thấy lợi nhuận thấp, thì chạy chương trình giảm gi.á để tìm kiếm thêm doanh thu. Nhưng lại không có biện pháp truyền thông hiệu quả đến kh.á.ch h.à.ng mới, dẫn đến việc không thu được lợi ích gì từ chương trình này mà lợi nhuận càng thấp hơn.
5. KHÔNG CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH
– Đây là trường hợp “nghiêm trọng” mà mình đã gặp rất nhiều. Quán không có bất kì một lợi thế cạnh tranh (đồ ăn, thức uống, view, phục vụ, kh.uyến m.ãi, hậu mãi…).
– Không gây được ấn tượng cho kh.á.ch h.à.ng trong lần gặp gỡ đ.ầ.u tiên, dẫn đến tình trạng 1-2 tháng đ.ầ.u khai trương thì rất đông, nhưng về sau vắng dần.
– 6.7.8.9.10.J.Q.K.ÁT tết đến nơi rồi, phải lo k.iếm bánh chưng. Lúc nào có thời gian mình sẽ viết thêm về chủ đề này. Cảm ơn mọi người đã đọc.
Tác giả: Ivan Nguyễn