Theo bà Lê Hạnh, đọc một vài post trách móc các Shark mùa 4 mới giải ngân 1 triệu đô so với TV deals, rồi khuyên các startup không nên phí thời gian lên Shark Tank. Với cương vị cũng là mentor trong vòng thẩm định của Shark Tank, bà Lê Hạnh đã đưa ra 3 ý kiến chia sẻ như sau:

Giá trị của cái bắt tay trên sóng truyền hình

Theo format chương trình thì cái bắt tay giữa Shark và startup trên tivi là để bắt đầu tìm hiểu nhau, mà giới đầu tư gọi là Due Dilligence (thẩm định doanh nghiệp). Nếu bạn nghĩ bắt tay là đưa tiền thì bạn đang lầm tưởng. Có được cái bắt tay của Shark trên tivi cũng là một phần thưởng đối với startup rồi. Báo chí đăng tin, nhân viên tự hào, đối tác chúc mừng, khách hàng tin tưởng… mất gì mà không bắt tay .

Thêm nữa, đời startup là gọi vốn không phải một vòng mà nhiều vòng, không có trường lớp nào bằng thực chiến. Sau mỗi cuộc thẩm định bạn sẽ có thêm trải nghiệm và full fill (lấp đầy) được skill set (kỹ năng) làm việc với nhà đầu tư. Nên mình vẫn khuyên các bạn nên ráng đạt được cái bắt tay Shark trên sóng truyền hình.

Bà Lê Hạnh - CEO TV Hub, Giám đốc sản xuất Shark Tank Việt Nam. Ảnh: FBNV
Bà Lê Hạnh - CEO TV Hub, Giám đốc sản xuất Shark Tank Việt Nam. Ảnh: FBNV

Ý tưởng mà dễ sao chép thì chỉ đáng giá 1 dollar

Theo chia sẻ của bà Lê Hạnh, có bạn nói lên Shark Tank sợ lộ ý tưởng. Startup lên Shark Tank gọi vốn ở các giai đoạn thâm nhập thị trường (go to market), mở rộng tăng trưởng (scale-up, growth hack), có phải ở giai đoạn ủ mưu đâu mà sợ mất ý tưởng. Ở Shark Tank còn có các platform (nền tảng) dành cho các startup ở vòng seeding lên trình bày ý tưởng cho các mentor và Shark, tránh đi sai đường lãng phí thanh xuân. Ý tưởng mà dễ sao chép thì chỉ đáng giá một dollar. Không nghĩ đến cái được chỉ sợ mất thì chỉ có khởi nghiệp trong bóng tối.

Vì sao Shark mùa 4 rót tiền ít?

Số tiền đã giải ngân hơn 1 triệu USD cho 5 startup tuy ít hơn các mùa trước khoảng 43% so với TV Deals nhưng cũng không phải là quá ít. Ngay sau phát sóng mùa 4 là dịch, Shark Liên vẫn vượt dịch đầu tư, nhưng không phải startup nào cũng cố gắng vượt dịch được như Vua Cua, Coolmate, cây bút Tả thiên thanh của BluSaigon là tiếp thu ý tưởng của Shark Việt.

An Home thì đã dọn về toà nhà Sunhouse, ngoài tiền startup còn có được những giá trị khác từ Shark. Tuy nhiên sau 3 mùa rót vốn dường như các Shark cũng thay đổi chiến thuật: không đầu tư dàn trải mà chọn mặt gửi tiền.

Cùng khu vực Đông Nam Á, năm 2018, Shark Tank Úc cũng chỉ rót vốn cho 4 startup/27 TV Deals. Shark Tank Mỹ có tỷ lệ rót vốn cao nhất thế giới với 47% đầu tư. Lý do thành công cao: gọi vốn ít, tỷ lệ phần trăm hợp lý, startup biết người biết ta.

Đồng thời, bà Lê Hạnh cũng gửi lời chúc các startup có chiến lược gọi vốn hiệu quả trên Shark Tank mùa 5.

Gần đây, trên các trang mạng xã hội đang xôn xao về việc con số giải ngân trong chương trình Shark Tank mùa 4 so với cam kết trên sóng truyền hình có sự chênh lệch khá nhiều.

Theo đó, kết thúc chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4, tổng cộng có 35 thương vụ nhận được cam kết đầu tư với tổng số tiền là 204.678.000.000 đồng, đạt tỷ lệ 64,81%.

Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật từ Shark Tank Việt Nam, khi mùa 5 sắp bắt đầu, số tiền giải ngân được công bố là hơn 21,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 10% số tiền cam kết đầu tư trên sóng truyền hình. Trong đó, 4 startup trong mùa 4 được ký kết hợp đồng đầu tư và nhận giải ngân từ các “cá mập” gồm: Coolmate (Shark Bình), Vua Cua (Shark Liên), AnHome (Shark Phú) và Blusaigon (Shark Việt).