Trên thực tế có rất nhiều nhân viên xin nghỉ việc vì lý do không chịu được áp lực từ những lời chê bai của sếp. Thực trạng này còn được khắc họa rõ nét qua những bộ phim kinh điển.
Giống như nhân vật Blake trong video trích từ bộ phim “Glengarry Glen Ross” (Bất động sản Chicago – 1992) dưới đây là một ví dụ điển hình.
Bối cảnh phim diễn ra vào thời kỳ suy thoái của New York. Trong một văn phòng của công ty bất động sản. Lúc đấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Để thúc đẩy bán hàng, một cuộc họp gay gắt giữa Blake và các nhân viên sales đã diễn ra.
Mở đầu cuộc họp là một sự thiếu tập trung từ các nhân viên. Nhưng ông đã ngay lập tức tạo ra những khẩu lệnh đầy thách thức để khiến họ phải chỉnh đốn tác phong.
Trong suốt quá trình họp, đoạn đầu tiên chính là khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên bằng cách đưa ra các giải thưởng. Nhưng tới giải thưởng thứ ba thì lời lẽ của ông bắt đầu hạ giọng xuống. Ông đã đưa ra những lý do vì sao mà nhân viên không bán được hàng. Những lời ông nói ra pha một chút khoe khoang, tục tĩu, hàm ý. Tất cả đã làm cho nhân viên có mặt đều không nói được lời nào.
Ông tiếp tục đặt ra những mục tiêu hành động và nhấn mạnh chúng để nhân viên có thể nhớ rõ.
+ A.B.C (Always Be Closing): Chốt mọi lúc mọi nơi
+ A.I.D.A (Attention – Interest – Decision – Action) : Chú tâm – Hào hứng – Quyết đoán – Hành động
+ Cùng màn chốt hạ cuối cùng cho cuộc họp này là “HÃY RA NGOÀI VÀ CHỐT ĐI”
Ở đây, chúng ta chưa xét đến khía cạnh kinh doanh. Hãy nhìn vào cách mà Blake đã cỗ vũ nhân viên. Trước khi chê nhân viên, ông đã làm động thái đưa ra những mức khen thưởng. Ai chốt thành công sẽ được thưởng, còn không sẽ bị “sa thải”. Và mặc dù chỉ xuất hiện duy nhất một phân cảnh nhưng nó là cảnh “đắt giá” nhất trong việc thúc đẩy nhân viên bán hàng xuyên suốt cả bộ phim.
Trước tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn. Bản thân là nhà lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm thúc đẩy nhân viên hành động theo kế hoạch. Phải có sự khen chê rõ ràng, nhưng phải lựa lời như thế nào để khiến nhân viên phải “tâm phục”. Và nếu gọi khen chê là một bộ môn nghệ thuật thì người quản lý chính là những nghệ nhân.
Ngày hôm nay, HomeNext Academy sẽ hướng dẫn các bạn nghệ thuật khen chê dành cho cấp quản lý ngay sau đây.
1. Thêm câu đệm trước khi chê nhân viên
Chê trách một ai quá thẳng thắn khiến dễ phát sinh ra những mâu thuẫn. Đặc biệt với người Phương Đông, giữ thể diện cho người khác và bản thân là điều vô cùng quan trọng.
Cũng như ở trong mối quan hệ giữa sếp và cấp dưới cần phải có sự điềm tĩnh nhất định. Trước khi chê, các bạn nên có vài câu đệm để nhân viên không bị sốc. Các bạn có thể nói rằng:
“Hôm nay anh (chị) có một số điều muốn chia sẻ với em mà anh nghĩ từ lâu nhưng chưa có dịp để chia sẻ. Anh (chị) hy vọng em hiểu đây là việc phải làm, và không tự ái vì anh (chị) sẽ nói khá thẳng thắn,…”
Cách nói này như liều thuốc giảm đau. Đồng thời giúp cho nhân viên của bạn thấy thoải mái. Và để họ hiểu là phần chê phía sau không phải là nội dung chính mà bạn muốn truyền tải. Mà mục tiêu chính là giữ được không khí làm việc tích cực giữa hai bên.
2. Hãy nói mục tiêu của chê hôm nay thúc đẩy công việc tốt hơn trong tương lai
Khi bạn nhận ra nhân viên làm việc không hiệu quả. Bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, nhiều lúc phải phát hỏa vì thành tích không đạt kỳ vọng bạn đề ra.
Ngay chính lúc đó bạn sẽ làm gì? Gọi lên họp, chê trách ngay lập tức? Hãy nói KHÔNG với điều đó nhé.
Thật ra, nếu bạn gặp phải tình huống này, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Triển khai một cuộc họp và nói ra mục tiêu của việc chê hôm nay. Mở đầu bằng những câu nói:
-“Việc hôm nay chúng ta họp với nhau là để…”
-“Anh(chị) tin là chúng ta sẽ cùng mang lại hiệu suất cao hơn…,”
-“Anh(chị) muốn sau cuộc họp này mình sẽ,…..”
Hãy nói ra những mục tiêu, thúc đẩy để họ đạt kết quả hành động tốt hơn trong tương lai.
Như vậy tầm nhìn được mở rộng, người nghe sẽ thấy điều họ bị chê chỉ là một cản trở nhỏ trong cuộc hành trình tới tương lai và sẽ không mếch lòng.
3. Kiểm soát giọng điệu, thái độ và hành động khi chê nhân viên
Là một nhà quản lý chuyên nghiệp phải biết điều tiết cảm xúc đúng cách. Đặc biệt là trong tình huống khi nhân viên làm việc không hiệu quả.
Hãy học cách quản trị cảm xúc của bản thân. Rèn luyện từ giọng nói, thái độ cho đến hành động.
Thực tế có một số sếp có thói quen nói lớn tiếng, tốc độ nói nhanh hoặc vung tay vung chân thiếu kiểm soát. Mọi hành vi chê trách lấn át cả nội dung.
Nó như một tín hiệu “gây chiến” giữa quản lý và nhân viên. Làm cho mọi việc trở nên rắc rối và phản tác dụng.
4. Nói lời khen chê phải phù hợp với bối cảnh
Mỗi người đều có một “cái tôi” của riêng mình. Và không ai muốn bộc lộ nó quá nhiều. “Cái tôi” chính là điểm yếu của chúng ta.
Vì sao tôi lại nói đến “cái tôi”? Vì nó chính là thứ đưa con người đến điểm cực hạn.
Điều này thấy rõ ở môi trường công sở. Ngay khi bạn chê trách nhân viên trước mặt nhiều người bằng lời nói khó nghe. Thì bạn đã vô tình chạm vào “cái tôi” của họ. Đó là sự TỰ ÁI.
Lúc đó họ sẽ cảm thấy nghi ngờ vào năng lực của bản thân mình. Tự hỏi với lòng “Tôi có thật sự bất tài đến vậy sao?”; “Tôi cảm thấy thật tệ hại”; “Sao lúc nào tôi cũng làm sai cái đó?”…Các bạn sẽ cảm nhận được một màu đen u ám đang bao vây họ.
Vậy nên, là một quản lý hay leader thì bạn cần phải biết nên chê khen ở bối cảnh nào cho phù hợp.
Hãy phê bình cá nhân ở một nơi riêng tư để họ cảm thấy không bị tự ái. Các bạn có thể kiểm soát được mức độ góp ý của mình cho phù hợp.
Và hãy khen thưởng họ ở nơi đông người để nhân viên của bạn thoải mái, có thêm động lực để làm việc.
5. KHEN trước, CHÊ sau
Hãy áp dụng cách “khen trước, chê sau”. Những câu khen đệm trước như:
– “Thời gian vừa rồi, anh (chị) thấy em đã nỗ lực rất nhiều…”
– “Hôm trước, mấy anh chị bên Marketing rất khen em vì…”
– “Anh (chị) em mình làm việc với nhau, trong mắt anh (chị) em luôn là…”
….
Mở đầu bằng những lời nói động viên, lời khen sẽ giúp cho người nghe cảm thấy thoải mái, không bị áp lực. Cho đến khi các bạn nói những lời phê bình, thì họ đã có thể bình tĩnh, tiếp nhận thông tin một cách chính xác và rút kinh nghiệp cho những công việc sau.
6. ĐỪNG phê bình tiêu cực hướng tới cá nhân
Khi xúc động mạnh chúng ta có xu hướng nói ra những lời mà mình không thể kiểm soát được.
Nếu bạn nói với nhân viên của bạn những câu như: “Sao anh chị ngu thế? Tôi tưởng anh chị học đại học rồi cơ mà?” Tất cả chỉ để bạn xả lới cơn giận, nhưng có khi lại gây thêm mâu thuẫn. Nó sẽ giúp ích được gì cho việc giải quyết vấn đề.
Là một nhà quản lý cần quản trị cảm xúc thật tốt, luôn ở trong tâm thế sẵn sàng. Và phải hướng tới việc điều chỉnh hành động thay vì tấn công cá nhân người đang mắc lỗi.
Thay vì công kích họ ngay từ đầu, các bạn có thể nói: “Hôm vừa rồi, việc em tới chậm/ không có mặt khi chương trình diễn ra làm mọi người cảm thấy…”. Sau đó hãy diễn tả cảm xúc, hành vi từ nhẹ đến nặng. Giúp họ dễ hiểu những lỗi mà họ mắc phải để có thể khắc phục sớm.
7. Hãy khen nhân viên khi kịp tiến độ công việc
Là nhà phê bình, đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên. Bạn không chỉ biết cách đưa ra những lời chê trách, mà hãy dành thời gian khen họ khi kịp tiến độ công việc.
Việc đưa ra lời khen tạo động lực cho nhân viên. Họ sẽ cảm thấy rằng mình luôn được theo dõi, quan sát và ghi nhận sự tiến bộ của mình. Về lâu dài, nhân viên sẽ trở nên bình tĩnh, có thể tự đánh giá bản thân và không cần quá lo sợ về lời phê bình từ sếp.
Kết luận
Tóm lại, nghệ thuật khen chê là điều vô cùng quan trọng trong việc xây dựng doanh nghiệp. Hãy khen thưởng họ khi họ làm tốt và phê bình khi họ làm sai. Nhưng “khen thì dễ, chê mới khó”, phải chê như thế nào cho hợp tình hợp lý. Đấy là điều mà nhà quản lý luôn phải rèn luyện để nâng cao kỹ năng của mình.