Theo thông tin từ các đơn vị quản lý hàng không, do biến cố dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động của các hãng hàng không bị đình trệ, hoãn, huỷ hàng loạt chuyến bay khiến doanh thu giảm sút đột ngột, trong đó có Bamboo Airways. Thiệt hại ban đầu của hàng không Việt khoảng hơn 30.000 tỷ đồng.
Trong khi một số hãng hàng không khác vẫn còn có thể vượt qua vì có được nguồn lợi nhuận thặng dư thì với hãng hàng không còn non trẻ như Bamboo Airways chắc chắn sẽ là một cú sốc lớn. Bởi họ không chỉ thất thu vì dịch mà còn bị các chủ nợ bao vây.
Mới đây nhất là việc nợ tiền của hàng bay Bamboo với Tổng công ty hàng không Việt Nam( ACV) với hơn 205 tỷ đồng đến nay vẫn chây ì. Hơn hai chục lần công văn nhắc và đòi nợ từ ACV nhưng Bamboo vẫn chưa thanh toán, vấn đề này có thể ACV sẽ ngưng cung cấp các dịch vụ cho BAV. Trường hợp ngưng cung cấp BAV sẽ không thể tiếp tục cất cánh!
Bamboo mới bay chưa đầy năm mà ACV đã phải gửi 24 lần công văn đòi nợ và nợ quá hạn. Với Tập đoàn được cho là lớn như FLC thì số tiền đó không phải là quá lớn, trong khi đó ngoài tiền phí dịch vụ, tiền BAV thu hộ cho ACV là tiền an ninh và phí dịch vụ thì Bamboo giữ để sử dụng mà không chuyển trả cho ACV.
Đến đây mới thấy sự phải chăng FLC và Bamboo đang sử dụng nguồn tiền của người khác cho các hoạt động của mình hay có chăng vấn đề tài chính của FLC đang gặp rắc rồi lớn?????
Với thực trạng ngành du lịch hiện nay đặc biệt du lịch nghỉ dưỡng đang gặp khó khăn thì với ảnh hưởng của đại dịch ngày càng sâu vào toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, việc một đơn vị quản lý khu nghỉ dưỡng, hãng bay như FLC sẽ chịu chi phí ngày càng lớn và từ đó có thể khiến cho họ không thể xoay chuyển thực trạng kinh doanh trong ngắn hạn.

Ông Trịnh Văn Quyết và ban lãnh đạo Tập đoàn FLC đặt nhiều kì vọng vào Bamboo Airways cũng như cổ phiếu BAV của hãng bay này khi lên sàn.  Trả lời phỏng vấn Bloomberg tháng 9 năm 2019, ông Trịnh Văn Quyết tiết lộ kế hoạch niêm yết khoảng 405 triệu cổ phiếu BAV lên sàn chứng khoán với giá ban đầu 60.000 đồng/cp, ứng với vốn hóa hơn 1 tỉ USD.

Ông Quyết từng khẳng định mục tiêu đưa Bamboo Airways lên sàn HOSE trong năm 2020. Vị Chủ tịch này còn có lần khẳng định chắc chắn sau khi lên sàn, giá cổ phiếu Bamboo Airways sẽ vượt 100.000 đồng/cp trong năm 2020 và hãng sẽ chỉ bán cho nhà đầu tư nước ngoài với giá trên 150.000 đồng/cp.

Với tình hình nhu hiện tại việc lên sàn chứng khoán của Bamboo Airways cũng là một dấu hỏi rất lớn. và nếu không lên sàn huy động vốn thì tiền đâu cho Bamboo Airways hoạt động trong thời gian tới là một bài toán vô cùng nam giải cho tỷ phú Quyết.
Khó khăn chồng chất, chi phí phát sinh từ quản lý, thuê mua máy bay, nhân sự, vận hành và các khoản lãi vay, các khoản nợ ngày càng dồn FLC vào đường cùng!
Người ta không phải phá sản vì đối thủ, mà vì đại dịch! Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ sẽ khiến FLC có thể sẽ bán Bamboo Airways cho đối tác khác?!
CTCP Hàng không Tre Việt hiện có ba cổ đông, bao gồm Tập đoàn FLC với số vốn góp 1.300 tỉ đồng; ông Trịnh Văn Quyết góp 897,8 tỉ đồng; ông Đặng Tất Thắng góp 2,2 tỉ đồng. Ba cổ đông của Bamboo Airways hiện nay đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ông Trịnh Văn Quyết là Chủ tịch Hội đồng quản trị của cả Tập đoàn FLC và Bamboo Airways. Ông Đặng Tất Thắng là Phó Tổng Giám đốc FLC, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Giám đốc Bamboo Airways.
Vin Group bất chiến tự nhiên thành
Chúng tôi đánh giá rằng đơn vị có đủ tiềm lực tài chính và nhân sự quản lý tốt để tiếp quản, mua lại Bamboo ở Việt Nam không ai khác chính là Tập đoàn Vin Group của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Trước đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thành lập hãng bay nhưng do tập trung nguồn lực cho VINFAST nên việc này không triển khai nữa. Sau đó Vinpearl ký hợp tác với Bamboo triển khai sử dụng các sản phẩm chéo của nhau.
Có thể thấy những Tập đoàn lớn trên thế giới giai đoạn đại dịch cũng gặp muôn vàn khó khăn. Họ phải thắt chặt chi phí cũng như co lại các mảng hoạt động. Đối với Vin Group việc thắt lại, sáp nhập các đơn vị trong tập đoàn, bán đơn vị không phải là lợi thế để tập trung nguồn lực cho thế mạnh sẵn có. Chính điều này cùng với việc bỏ không thành lập hãng hàng không tạo cho Tập đoàn tránh được những khoản chi phí hàng nghìn tỷ đồng...
Nhưng với việc chỉ phải bỏ ra số tiền không lớn, VIN có thể thâu tóm một hãng bay trong nước với 1 đường bay quốc tế( BAV hiện bay Hàn Quốc) và các đường bay nội địa.
Đã có hợp tác, việc lúc này là anh ấy có gật đầu cứu một hãng bay đang ở bên bờ vực!
Bất chiến tự nhiên thành!
Có thể lắm, một người đầy tài năng, nhiệt huyết và hành động vì một Việt Nam hùng cường. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang được giới chức và toàn dân ủng hộ trong công cuộc làm cho quốc gia bay cao, bay xa hơn!

Tuyến Phạm