Cuộc sống khó khăn buộc chàng sinh viên luật Trịnh Văn Quyết phải vật lộn mưu sinh và dần hình thành những tố chất kinh doanh từ sớm. Từ một chàng sinh viên buôn đồ cũ Trịnh Văn Quyết trở thành 'ông trùm bất động sản nghỉ dưỡng. Và sự nghiệp kinh doanh của ông chưa dừng lại ở đó khi ông nhảy vào lĩnh vực hàng không với 'giấc mơ bay' cùng Bamboo Airways. Từng là người giàu nhất trên sàn chứng khoán VN, nhưng hiện tài sản của ông chỉ còn 719 tỷ đồng, xếp thứ 91 trên danh sách người giàu trên sàn chứng khoán VN.
- Tên đầy đủ: Trịnh Văn Quyết
- Ngày sinh: 27 tháng 11 năm 1975
- Quê quán: Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
- Học vấn:
Cử nhân luật (Đại học Luật Hà Nội)
Cử nhân Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia)
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Irvine, Hoa Kỳ)
Chứng chỉ Đào tạo nghề Luật sư (Học viện Tư pháp).
5. Chức vụ:
08/2010 – nay: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC
07/2008 – nay: Tổng giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC
2004 - 07/2008: Trưởng Văn phòng Luật sư SMiC
1999 – 2004: Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư SMiC.
6. Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản và hàng không
7. Tổng tài sản hiện tại: 719 tỷ đồng, xếp thứ 91 trên danh sách người giàu trên sàn chứng khoán VN.
8. Tuổi trẻ sục sôi - ông Trịnh Văn Quyết khởi nghiệp từ năm 14 tuổi
Năm 1995, ông lên Hà Nội học đại học và sự nghiệp lập nghiệp của ông cũng bắt đầu từ đây. Ngay từ khi còn ngồi dưới bục giảng đường, ông Quyết đã bắt đầu lập nghiệp bằng việc văn phòng gia sư và kinh doanh điện thoại, vừa thỏa niềm đam mê kinh doanh vừa có thêm thu nhập nuôi các em mình ăn học.
“Thời ấy nhiều người có tâm lý ngại mua điện thoại di động tại cửa hàng vì sợ giá đắt, sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, họ lại tin rằng hàng đang dùng là loại tốt, mà giá chắc chắn rẻ hơn”, ông Quyết nhận xét về tâm lý người tiêu dùng lúc đó.
Với đầu óc kinh doanh nhanh nhạy, độc đáo, vị doanh nhân này cũng chọn cách buôn điện thoại cũ chẳng giống ai. Thay vì mở cửa hàng, ông chọn cách đăng rao vặt trên báo – điều rất hiếm người làm lúc đó. Hiệu quả của quảng cáo thời điểm đó rất lớn, giúp ông bán được khá nhiều điện thoại di động cũ, quay vòng vốn nhanh.
“Nhiều người nghe kể lại thì không tin, nhưng với cách đó, lượng bán của tôi vượt cả chục cửa hàng lớn ở Hà Nội. Bán một chiếc điện thoại có khi thu lãi cả triệu đồng nên tôi đủ lo cả tiền sinh hoạt, học phí cho mình cũng như nuôi 2 em gái”, ông Quyết từng tâm sự.
Nhờ đó, ông đã kiếm được khá nhiều tiền lo cho bản thân cũng như chu cấp cho các em gái của mình ăn học đầy đủ đồng thời cũng tạo ra nguồn vốn cho ông để ông thành lập một văn phòng luật sư SMiC ngay sau khi ra trường.
Cho đến nay, vị tỷ phú vẫn giữ một chiếc điện thoại cũ trong nhà để nhắc bản thân không bao giờ quên những ngày khốn khó đã qua.
Sau khi tốt nghiệp, ông còn học thêm lên Thạc sĩ bằng Quản trị kinh doanh cùng với số vốn kinh doanh tích góp từ thời sinh viên, ông Quyết mở văn phòng Luật sư SMic. Năm 2008, ông thành lập công ty Tư vấn Đầu tư SmiC chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp.
Sau 15 năm hoạt động, công ty Luật SMiC đã trở thành một thương hiệu lớn đang vươn tầm hoạt động ra quốc tế, đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng và bằng khen của Bộ Tư Pháp. Riêng ông Quyết cũng là 1 trong 5 luật sư hàng đầu Việt Nam được vinh danh “Luật sư tiêu biểu”.
9. Bước ngoặt rẽ trái ngành đưa “vị luật sư” trở thành “tỷ phú bất động sản”
Cơ duyên đưa ông rẽ hướng sang bất động sản cũng chính là nhờ công việc tư vấn Luật. Nhờ mối quan hệ quen biết các khách hàng kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội. Ông tích lũy kinh nghiệm tư vấn, dần dần biết rõ các thủ tục, cách làm và nhận thấy cơ hội kinh doanh ở đó.
Sau một vài dự án thành công, ông Quyết đã thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune với số vốn 18 tỷ đồng và chuyển đổi thành Công ty cổ phần FLC 2 năm sau đó. Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình khởi nghiệp của Trịnh Văn Quyết.
Đầu năm 2008, tiền thân của FLC Group là Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 18 tỷ đồng.
Năm 2009, Khởi công FLC Landmark Tower - đã đưa ông Quyết trở thành “một ngôi sao” mới nổi ở lĩnh vực Bất động sản.
Và trong những năm tiếp theo, ông đã xây dựng một tập đoàn FLC lớn mạnh nhờ vào việc biết khai thác và phát triển những tiềm năng còn ẩn dấu của các vùng biển đẹp ở Việt Nam vào các dự án xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng. Tập đoàn FLC đã cho ra đời hàng loạt các hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng – sân golf FLC Sầm Sơn tại Sầm Sơn, Thanh Hóa; FLC Quy Nhơn tại Quy Nhơn, Bình Định. Ngoài ra, FLC còn đang triển khai nhiều dự án khác ở các phân khúc khác nhau của thị trường bất động sản. Các dự án này đều là tốc độ thi công thần tốc, quy mô lớn, tạo được tiếng vang trên thị trường.
Theo chia sẻ của ông Quyết, “Thậm chí, tôi thận trọng đôi khi có phần thái quá nhưng khi cơ hội đến thì máu liều trong tôi cũng sôi sục chẳng thua kém ai.”
Bởi vậy, dẫu có nhiều thách thức nhưng nhận thấy có tiềm năng cũng như cơ hội, ông Quyết vẫn dấn thân vào tới cùng. Như việc ông mở trường dạy nghề FLC vào đầu năm 2013 cũng vậy, khi trường đại học nhiều như “nấm sau mưa” thì nhu cầu của xã hội lại cần có trường nghề đúng nghĩa, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Năm 2015, FLC khởi công dự án FLC Twin Tower đưa "đại gia" Trịnh Văn Quyết thành “bầu Quyết” của đội bóng FLC Thanh Hóa.
10. “Đại gia” trên sàn chứng khoán
Năm 2012, có 2 thương vụ “niêm yết cửa sau” nổi bật là CTCP Đầu tư Alphanam sáp nhập vào CTCP Alphanam và CTCP FLC Land sáp nhập vào CTCP Tập đoàn FLC (FLC Group).
Chính vào quý 4/2011, FLC Group niêm yết trên sàn HNX. Và tới năm 2012, công ty tiến hành sáp nhập FLC Land, tăng vốn điều lệ từ 170 tỷ lên 772 tỷ đồng.
Cả 2 thương vụ này có đặc điểm chung là công bị sáp nhập đều lớn hơn nhiều so với công ty nhận sáp nhập và đều đưa ông chủ công ty vào top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Từ ngày 17 tháng 12 đến 19 tháng 12 năm 2012, ông Trịnh Văn Quyết đã hoàn tất giao dịch bán xong 4,2 triệu cổ phiếu FLC. Tỷ lệ sở hữu của ông tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã giảm từ 5,44% về mức 0%. Ông sở hữu 98% vốn tại Công ty TNHH Bất động sản SGInvest mà chính ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đơn vị này lúc đó nắm gần 62,4% vốn điều lệ FLC, đồng thời vẫn gián tiếp nắm trên 61% vốn tại Tập đoàn FLC.
Năm 2016, cổ phiếu ROS của FLC Faros lên sàn, ông Quyết soán ngôi giàu nhất sàn chứng khoán với tổng tài sản 33.000 tỷ đồng.
Tính đến quý I/2017, ông Trịnh Văn Quyết với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC), và là cổ đông nắm giữ phần lớn vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) nắm giữ hơn 289,55 triệu cổ phiếu ROS (tương đương 67,34% cổ phần Faros) và 114,18 triệu cổ phiếu FLC (17,9% cổ phần FLC). Trong đó, giá trị tài sản tới từ cổ phiếu ROS chiếm tới hơn 98% tổng tài sản của ông trên sàn chứng khoán.
Kết thúc ngày giao dịch trên sàn chứng khoán cuối cùng của năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết được ghi nhận tổng tài sản 58.851 tỷ đồng, tăng 25.045 tỷ đồng so với năm 2016. Tài sản này đến từ 318,5 triệu cổ phiếu ROS, hơn 135 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Dù có tài sản trên sàn chứng khoán lên tới 2,5 tỷ USD, ông Quyết vẫn không có tên trong bất kỳ xếp hạng tỷ phú nào của thế giới.
Ngày 11 tháng 12 năm 2017, Ông Trịnh Văn Quyết “bán chui” 57 triệu cổ phiếu FLC, theo HOSE và bị xử phạt 65 triệu đồng với vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Và cũng trong khoảng thời gian từ ngày 20/10 đến 24/10, FLC Faros đã bán ra 13,6 triệu cổ phiếu AMD của Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản AMD Group.
Ngày 7 tháng 4 năm 2020, Trịnh Văn Quyết xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và chấm dứt tư cách Thành viên Hội đồng quản trị FLC FAROS.
11. “Giấc mơ bay” - Bamboo Airway của tỷ phú Trịnh Văn Quyết
Tạm gác lại câu chuyện trên sân bóng, ông Trịnh Văn Quyết "cất cánh với giấc mơ bay". Bamboo Airways được chính phủ cấp phép bay vào ngày 9/7/2018, có vốn điều lệ ban đầu 700 tỷ đồng. Sau đó FLC Group đã tăng vốn điều lệ lên thành 1.300 tỷ đồng. Đây là hãng hàng không được nhiều hành khách trong nước và quốc tế mong chờ như một trải nghiệm mới về đất nước, con người Việt Nam với chất lượng dịch vụ chu đáo, giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, hãng bay non trẻ này sau hơn 3 tháng cất cánh đã lỗ 329 tỷ đồng. Mặt khác, Bamboo Airways lại lạc quan đã đề xuất tăng số lượng máy bay từ mức được phê duyệt lên mức 22 máy bay năm 2019 và 30 chiếc đến 2023. Tổng mức đầu tư dự án cũng được tăng lên 8.300 tỷ đồng.
Có thể thấy, Bamboo Airways là một trong những điểm nhấn đầu tư quan trọng của Tập đoàn FLC nói chung và tỷ phú Trịnh Văn Quyết nói riêng. Theo các chia sẻ trước đó của tỷ phú Trịnh Văn Quyết, Bamboo Airways là "mảnh ghép" quan trọng trong kinh doanh bất động sản du lịch mà tập đoàn FLC đang theo đuổi.
12. “Những người phụ nữ” kín tiếng đứng sau tỷ phú Trịnh Văn Quyết là ai?
"Đằng sau dấu một người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người phụ nữ".
Đầu tiên, phải kể đến đó là bà Lê Thị Ngọc Diệp - được biết đến là vợ của ông Trịnh Văn Quyết. Bà Diệp sinh năm 1979, tuổi Kỷ Mùi, hiện đang công tác tại Ngân hàng BIDV. Vợ chồng ông Quyết và bà Diệp có 3 người con trai. Mặc dù là vợ ông Trịnh Văn Quyết và cũng từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhưng lại vô cùng bí ẩn, hiếm khi xuất hiện trên báo chí.
Vào hồi năm ngoái, bà Lê Thị Ngọc Diệp từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán khi sở hữu hàng triệu cổ phiếu ROS. Tuy nhiên, trong thời gian từ 17/12/2018 đến 14/1/2019 bà Diệp đã bán hết 26.664.000 cổ phiếu ROS theo phương thức thỏa thuận. Sau khi bán hết khối lượng cổ phiếu trên, bà Diệp không còn là cổ đông của ROS cũng như không sở hữu bất cứ cổ phiếu nào của tập đoàn, đồng nghĩa với việc bà Diệp sẽ “biến mất” khỏi top người giàu sàn chứng khoán Việt.
Và mới đây, bà bị tạm dừng toàn bộ quyết định đối với căn biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn.
Ngoài ra, người phụ nữ "tài giỏi" thứ 2 bên cạnh ông Trịnh Văn Quyết chính là bà Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Trịnh Văn Quyết) - bà được biết như là "nữ đại gia" giúp ông Trịnh Văn Quyết "nâng sở hữu" đối với FLC.
Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ AOS có trụ sở tại TPHCM do bà Trịnh Thị Thúy Nga làm đại diện pháp luật thông báo đã hoàn thành việc mua vào 20 triệu cổ phiếu FLC. Với việc mua vào số lượng lớn cổ phiếu và công khai kế hoạch đầu tư của mình, có thể thấy việc Công ty AOS đang thể hiện mối quan tâm rất lớn của mình và mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược, hàng đầu của Tập đoàn FLC.