Rời khỏi ngân hàng Sacombank ông Đặng Văn Thành cùng vợ - bà Huỳnh Bích Ngọc và các con - Đặng Huỳnh Ức My, Đặng Hồng Anh đã tạo nên một đế chế rộng lớn với nhiều lĩnh vực như mía đường, năng lượng, du lịch và giáo dục có quy mô lên đến hàng tỷ đô la.
1. Tiểu sử
Tên đầy đủ: Đặng Văn Thành
Năm sinh: 1960
Nguyên quán: Trung Quốc
Con cái:
Đặng Hồng Anh; Đặng Huỳnh Ức My; Đặng Huỳnh Anh Tuấn; Đặng Huỳnh Thái Sơn

Trình độ học vấn:
- Cử nhân Quản trị Kinh doanh
- Cử nhân Quản trị Ngân hàng
2. Quá trình sự nghiệp
- 1978 tới 1980: ông đi nghĩa vụ quân sự.
- Đến cuối thập niên 1980, ông khởi nghiệp từ nghề kinh doanh mật rỉ với cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...
- 1989 – 1990 ông là Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công.
- 1993 – 1994 ông trở thành Uỷ viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
-1995 cho tới khi xuống chức vào ngày 02.11.2012 ông đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) liên tục trong 18 năm.
- Ba công ty chính liên quan đến nghiệp kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành là Sacombank (ngân hàng), Thành Thành Công (mía đường) và Sacomreal (bất động sản).
Từ Chủ nhiệm HTX Tín dụng Thành Công năm 1989, ông Thành tham gia sáng lập Ngân hàng Sacombank vào 2 năm sau đó và xây dựng ngân hàng này trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mảng bán lẻ lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Thuộc thế hệ doanh nhân đời đầu sau thời kỳ đổi mới, ông Thành nhận ra nhiều cơ hội từ thị trường còn bỏ ngỏ.
“Hồi ấy, tôi có nhiều cơ hội kinh doanh và trở thành tiên phong trong ngành khi vận hành Sacombank, đưa Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết vào năm 2006. Khi đó, nói đến niêm yết là nhắc về một cuộc chơi đẳng cấp”, ông Thành nhớ lại như chưa bao giờ ngừng tự hào về Sacombank.
Không chỉ là ngân hàng đại chúng đầu tiên tiên phong niêm yết cổ phiếu, Sacombank, dưới thời ông Thành, còn là ngân hàng đầu tiên lập công ty quản lý quỹ và công ty cho thuê tài chính.
Gần 10 năm trước, ngân hàng Sacombank của ông Đặng Văn Thành bị thâu tóm thù địch bới nhóm ông Trầm Bê - một trường hợp kinh điền trong lịch sử M&A ờ Việt Nam. Diễn tiến vụ việc như sau:
- 7/2011: tin đồn về việc Sacombank bị "thâu tóm" bắt đầu nổ ra .Trước nguy cơ ngân hàng rơi vào tay một nhóm cổ đông, gia đình ông đã dùng nhiều phương án phòng thủ để ngăn chặn thâu tóm từ đối thủ. Cũng khi đó, xuất hiện hàng loạt động thái mua bán hàng chục triệu cổ phiếu STB xuất phát từ các công ty của người nhà ông Thành.
- Nhóm thâu tóm mới chính thức lộ diện vào tháng 2/2012 khi Chủ tịch Eximbank lúc đó là ông Lê Hùng Dũng tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ ngân hàng và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank. Cuối cùng những nỗ lực của ông Thành đã không thành công. Cuộc thâu tóm dần hạ màn vào tháng 5/2012 và kết thúc bằng cuộc họp đại hội cổ đông của ngân hàng này hôm 26/5. Theo đó, dù vẫn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông Thành không còn là đại diện pháp luật của Sacombank.

- 29/9/2014: Sacombank bị gia đình ông Trầm Bê thâu mua và sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) cũng thuộc gia đình ông ta (hơn 20% cổ phần).
Thậm chí, Đặng Văn Thành và con trai là Đặng Hồng Anh phải gán 80 triệu cổ phần, tương đương 7,4% vốn của Sacombank để cấn trừ nợ. Nguyên nhân được ban điều hành mới đưa ra là để cấn trừ vào các khoản cho vay, đầu tư cổ phiếu và các khoản khác mà nhóm công ty thuộc nhóm TTC đang thiếu tại Sacombank.
Đổi lại, TTC đã chuyển hóa các khoản nợ đó tài sản tạo ra một khởi đầu mới cho sự phát triển sự nghiệp của ông cùng gia đình.
Ông cùng với những thành viên khác trong gia đình tiếp tục thành công trong các lĩnh vực sản xuất khác tiêu biểu nhất là: tập đoàn Thành Thành Công (TTC) ra đời từ những năm 1979 với ngành nghề kinh doanh ban đầu là chuyên sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
- TTC chỉ tăng trưởng mạnh kể từ giai đoạn 2006-2007 đúng vào giai đoạn hoạt động ngân hàng Sacombank ở thời kỳ đỉnh cao. Lúc đó, cổ phiếu Sacombank cũng được đưa lên sàn chứng khoán giao dịch với sự chào đón rất nồng nhiệt từ các nhà đầu tư. TTC bằng sự hỗ trợ của nguồn tín dụng đã đi lên như diều gặp gió. Sự phát triển nhanh chóng của TTC trong thời kỳ đó có phần nhờ sự hỗ trợ đắc lực của nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt là Sacombank, nơi ông Thành giữ chức chủ tịch.
Sau 40 năm phát triển Thành Thành Công (TTC) kinh doanh đa ngành, hoạt động ở năm lĩnh vực chính: mía đường – năng lượng – bất động sản - du lịch - giáo dục. Tập đoàn gia đình có hơn 150 đơn vị trực thuộc.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ ở mảng nông nghiệp, ông cũng từng có những thành công nhất định ở các lĩnh vực khác như: Bất động sản ( TTC Land ), Năng lượng (GEG) và cả du lịch (TTC Travel).
- Cụ thể, TTC Group sở hữu một số công ty mía đường lớn như Thành Thành Công Tây Ninh (tên cũ là Bourbon Tây Ninh), đường Ninh Hòa, Thương mại Thành Thành Công (kinh doanh đường) và 11% vốn tại CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (sau này đổi tên là TTC Land).
Sau đó, ông Thành cùng vợ - bà Huỳnh Bích Ngọc và các con - Đặng Huỳnh Ức My, Đặng Hồng Anh đã mở rộng thêm các lĩnh vực khác, như năng lượng, du lịch và giáo dục. Bà Ức My được biết đến là "công chúa mía đường" còn ông Hồng Anh là Chủ tịch sáng lập TTC Land.
Mảng du lịch, năm 2014, TTC mua lại CTCP Golf Việt Nam và đổi tên thành CTCP Du lịch Thành Thành Công (HoSE: VNG).
Mảng năng lượng, ngoài thủy điện, nhiệt điện, TTC đầu tư mạnh mẽ vào điện mặt trời, đánh dấu mốc từ năm 2017 với công bố giải ngân 1 tỷ USD.
Đến nay, TTC đa dạng các loại hình, trong đó điện mặt trời chiếm tới 57% danh mục dự án, còn lại là điện gió (18%), thủy điện (15%), nhiệt điện (10%). CTCP Điện Gia Lai (UPCoM: GEG) là đơn vị chủ lực trong mảng năng lượng của TTC, sở hữu 14 nhà máy thủy điện, 2 nhà máy điện mặt trời và điện gió.
Tuột tay Sacombank nhưng ông Thành chưa bao giờ nguôi suy nghĩ trở lại với nghề buôn tiền. Ông vẫn đầy nhiệt huyết, đam mê, say sưa khi kể về Sacombank những ngày còn rực rỡ. Vào những năm 2016, 2017 chia sẻ tại các diễn đàn, ông cũng không ngần ngại cho biết “sẵn sàng trở lại ngân hàng khi có cơ hội”.
Tại buổi lễ kỷ niệm 28 năm của Ngân hàng Sacombank, ông Thành xúc động và cho biết: "Khi thấy thích hợp, tôi sẵn sàng tham gia thị trường ngân hàng. Vì tôi luôn quan niệm rằng, đã là doanh nhân, khi có điều kiện và có thể đóng góp được gì cho đất nước, cho xã hội thì sẵn sàng làm", Điều này đặt nghi vấn cho nhiều người về việc ông sẽ quay trở lại ngành ngân hàng hay cụ thể là “đứa con” – Sacombank mà ông đã gầy dựng bao năm khi thời cơ đến?


4.Tài sản
Kể từ sau khi rời khỏi Sacombank, ông Thành cũng không còn nằm trong Top những người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, vợ và con của ông vẫn năm lượng tài sản hàng nghìn tỷ đồng (03.11.2020). Cụ thể, vợ ông – bà Huỳnh Bích Ngọc nắm số tài sản tri giá 997 tỷ xếp thứ 77 trên sàn chứng khoán. Con trai cả của ông Thành là ông Đặng Hồng Anh ở vị trí thứ 160 với lượng cổ phiếu trị giá 334 tỷ đồng, bà Đặng Huỳnh Ức My, con gái hiện nằm 1,447 tỷ đồng, là người giàu thứ 54 trên sàn chứng khoán VN.
5. Những câu nói nổi tiếng:
Nhiều người nghĩ tù tội mới là thất bại, khái niệm thất bại của tôi rộng hơn nhiều. Một dự án đầu tư không thành công cũng là thất bại. Tôi có quá nhiều thất bại. Cuộc đời tôi giống như những đốt của cây mía, phải vấp váp thì mới trưởng thành, nhưng vấp thôi, không được ngã.
Lợi nhuận là tức thời – thị phần mới vĩnh cửu, chớ nóng vội khi làm thương hiệu và đừng chờ tích lũy tư bản đủ mới đầu tư!
Dù không ai giao cho doanh nhân sứ mệnh phải làm thế này thế kia, nhưng tự bản thân chúng ta cảm thấy mình phải có trách nhiệm với doanh nghiệp và với nền kinh tế của đất nước này.
Tôi theo trường phái hiền tài chứ không phải nhân tài. Muốn có hiền tài phải có chính sách để nuôi dưỡng, đào tạo, thứ hai là có thu nhập tốt mới có cán bộ nhân viên theo văn hóa của mình. Còn mang văn hóa tạp bên ngoài vào thì không lâu bền, họ chẳng gắn bó với chúng ta đâu.
Theo tôi có ba dạng khởi nghiệp, khởi nghiệp để mưu sinh, khởi nghiệp để kế thừa, khởi nghiệp để cống hiến. Thường các bạn sinh viên mới ra trường là khởi nghiệp mưu sinh, thương trường là chiến trường, phải dùng đủ mọi biện pháp để giữ được chén cơm manh áo. Để vượt qua phải có thiên thời, địa lợi, nhân hòa… cuối cùng mới thành đại gia.