240570236-6654511931229470-4169035743092933333-n-1632575398.jpg
Chú thích ảnh

Buffett viết trong lá thư gửi cổ đông năm 2015: "Vào ngày 30/8/2030 – sinh nhật lần thứ 100 của tôi, tôi dự định sẽ thông báo rằng Geico đã trở thành đơn vị số 1. Hãy đánh dấu vào lịch của bạn đi!"

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett vừa bước sang tuổi 91 hôm nay ngày 30/8. Theo Bloomberg Billionaires Index, Chủ tịch Berkshire Hathaway hiện sở hữu khối tài sản 104 tỷ USD và là người giàu thứ 9 thế giới. (Nếu Warren Buffett không miệt mài làm từ thiện 2 thập kỷ qua tài sản ông hiện tại trên 200 tỷ USD)

Ông chủ tập đoàn Berkshire Hathaway là vị CEO nhiều tuổi nhất và giữ vai trò này lâu nhất của một công ty S&P 500. Nhân dịp bước sang tuổi mới xưa nay hiếm, Buffett có rất nhiều điều để ăn mừng:

- "Nhà hiền triết của Omaha" đã nắm quyền điều hành Berkshire vào năm 1965 và đưa nó trở thành tập đoàn trị giá 648 tỷ USD sở hữu rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ.

- Danh mục đầu tư cổ phiếu của Berkshire bao gồm cổ phần trị giá nhiều tỷ USD tại Apple, Coca-Cola, Kraft Heinz, JPMorgan…

- Ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà đầu tư và nhà lãnh đạo khác bao gồm hai nhà đồng sáng lập Google - Sergey Brin và Larry Page, CEO của Airbnb - Brian Chesky, CEO của SoftBank - Masayoshi Son, hay Jeff Bezos cũng thần tượng Buffett

- Tham gia vào nhiều thương vụ nổi tiếng như cứu trợ tài chính cho Goldman Sachs, General Electric, và Harley-Davidson trong cuộc khủng hoảng tài chính hay hỗ trợ tài chính cho việc thâu tóm Wrigley của Mars.

- Cho đi 37 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện trong 14 năm qua. Thông qua cam kết Giving Pledge do ông và vợ chồng Bill Gates khởi xướng năm 2010, nhiều tỷ phú giàu nhất thế giới khẳng định sẽ trao tặng ít nhất một nửa tài sản của mình cho những mục đích tốt đẹp.

Nếu muốn tìm hiểu về Warren Bufett mà không có thời gian nhiều chỉ có thời gian đọc 1 cuốn duy nhất thì nên đọc cuốn “Phong cách đầu tư của Warren Buffett” Robert Hagstrom (The Warren Buffett way). Đọc cuốn sách này bạn đã hiểu 80% tinh hoa đầu tư của Warren Buffett hay trường phái Đầu tư giá trị (Value Investing).

Chính thích cuốn này nên mình đã cất công sưu tầm đủ 3 ấn bản, ấn bản đầu năm 1994, thứ 2 là 2005 và ấn bản mới nhất năm 2014...viết lời tựa toàn các thánh môn đầu tư giá trị Peter Lynch, Howard Mard, Bill Miller, Kenneth Fisher.....các thánh toàn tỷ phú đô la và quản lý trên trăm tỏi Đô La cả nói chung cầu thị trung thực hết nấc...hay thiệt các Cụ ấy mới còm men ko money mua chuộc được, riêng tác giả Robert Hagstrom cũng Nhà quản lý quỹ nổi tiếng...

Bản dịch về Việt Nam của Alphabook là phiên bản số 2 năm 2005...nói chung đánh giá các dịch giả nhiệt tình level anh ngữ cao thủ nhưng chắc chửa kinh nghiệm đầu tư hay tài chính dịch kiểu Word by word nếu các bạn mới tập toẹ đầu tư đọc chắc khó hiểu còn dân có tí nghề vừa đọc vừa đoán nghĩa....mình chấm 6 điểm dịch

Cuốn đã minh họa phương pháp đầu tư của nhà đầu tư giá trị lỗi lạc nhất thế giới. Nếu bạn muốn lựa chọn một phong cách đầu tư giá trị cổ điển, hẳn bạn cũng biết Warren Buffett là hình mẫu có vai trò lớn. Ngay từ ngày đầu lập nghiệp, Buffett đã nói “trong tôi có đến 85% là Benjamin Graham”.

Graham là cha đẻ của đầu tư giá trị. Ông đã đưa ra khái niệm về giá trị nội tại – là giá trị cơ bản hợp lý của cổ phiếu dựa trên khả năng sinh lời của nó trong tương lai.

Phần đầu trình bày ngắn gọn tiểu sử của Buffett ông vua của giới đầu tư qua đoá tiết lộ yếu tố và sự kiện hình thành triết lý đầu tư của Buffett.

Sau đó là phần phác hoạ các nguyên lý của Buffett.

Theo Hagstrom, Buffett có mười hai nguyên lý đầu tư. Chúng được phân thành các nhóm gồm kinh doanh, quản lý, thước đo tài chính và giá trị...gần trọng tâm của cuốn sách.

Kinh Doanh

1. Doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đơn giản và dễ hiểu không?

2. Doanh nghiệp có lịch sử hoạt động như thế nào có hiệu quả không?

3. Doanh nghiệp có triển vọng trong dài hạn không?

Buffett xem sự hiểu biết sâu sắc về vận hành kinh doanh này là điều kiện tiên quyết đối với dự báo khả thi của hoạt động kinh doanh trong tương lai; có nghĩa là nếu bạn không hiểu về kinh doanh thì làm sao bạn có thể tiên đoán được hoạt động?

Mỗi nguyên lý kinh doanh của Buffett đều hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng nên đề án lớn:

Đầu tiên, hãy nhớ rằng bạn đang phân tích việc kinh doanh không phải là thị trường hay nền kinh tế hay sự ủy mị của nhà đầu tư.

Thứ hai là kiên định trong việc tìm kiếm lịch sử hoạt động bởi nó sẽ giúp cải thiện năng lực của bạn. Và thứ ba là phải biết chắc thương vụ có triển vọng về lâu dài hay không.

Quản Lý

4. Quản lý có hiệu quả không ?

5. Ban lãnh đạo có minh bạch và trung thực với các cổ đông hay không?

6. Ban lãnh đạo có thực sự độc lập chống lại tính bầy đàn hay không?

Ba nguyên tắc quản lý của Buffett có liên quan đến việc đánh giá chất lượng ban lãnh đạo.

Có lẽ đây là tác nghiệp phân tích khó nhất của nhà đầu tư. Buffett đòi hỏi “lãnh đạo hay quản lý có hiệu quả không?” Cụ thể lãnh đạo công ty sẽ là khôn ngoan khi nó thỏa mãn yêu cầu tái đầu tư lợi nhuận hoặc chia lợi tức của cổ đông. Đây là câu hỏi sâu sắc.

Hầu hết các khảo sát cho dù theo nhóm hay bình quân đều cho thấy có tính lịch sử rằng lãnh đạo có xu hướng trở nên tham lam và giữ lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt vì theo lẽ tự nhiên họ có xu hướng xây dựng đế chế và tìm kiếm một vị thế hơn là sử dụng dòng vốn theo cách tối đa hóa giá trị của cổ đông.

Một nguyên tắc khác đòi hỏi quản lý phải trung thực. Họ có chấp nhận sai lầm không?

Và nguyên tắc quản lý cuối cùng đòi hỏi rằng: lãnh đạo có thực sự độc lập hay không ?

Nguyên lý này là quan trọng trong phạm vị rộng, nó bao gồm cả việc tìm kiếm ban lãnh đạo say mê hành động và chống lại việc mù quáng sao chép chiến thuật và chiến lược của đối thủ cạnh tranh.

Nếu đọc cuốn sách, nguyên tắc đặc thù này có giá trị một cách khác thường. Nó đòi hỏi sự suy ngẫm và là một trong những điều quan trọng nhất

Thước Đo Tài Chính

7. Lợi nhuận trên vốn cổ phần thế nào?

8. Lợi nhuận vốn chủ sở hữu của cty như thế nào?

9. Lợi nhuận biên ?

10. Lãi ròng (Net Income) ?

Buffett nhìn vào lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hầu hết các sinh viên tài chính đều hiểu rằng ROE có thể bị nhiễu bởi tỷ số nợ (là tỷ số giữa tổng nợ với vốn chủ sở hữu), cho nên về lý thuyết chỉ số này còn thấp hơn chỉ số tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROC) theo một số phương diện. ROC có nghĩa là giống như lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hay lợi nhuận trên vốn vay (ROCE) mà ở đó tử số là lợi nhuận được tạo ra từ tất cả các nguồn vốn được cung cấp và mẫu số bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay.

Dĩ nhiên, Buffett hiểu rằng thay vì loại bỏ riêng các doanh nghiệp mang nợ thì tốt hơn là xem xét đến một mức nợ thấp hợp lý. Ông cũng tìm kiếm mức lợi nhuận cao ở mức hợp lý tự nhiên.

Hai nguyên tắc tài chính cuối cùng đều có chung cơ sở lý thuyết từ khái niệm Giá trị kinh tế gia tăng. Đầu tiên, Buffett xem xét đến cái mà ông gọi là “thu nhập của chủ sở hữu”. Về thực chất đây là thu nhập sẵn có của các cổ đông, về tính kỹ thuật thì nó không liên quan tới thu nhập từ cổ phần. Theo Buffett, nó được định nghĩa là lãi ròng (Net income) cộng thêm phần giá trị khấu hao và phần nợ trả dần (nghĩa là phần giá trị không bao gồm khoản phí liên quan đến tiền) (D&A) trừ đi chi phí vốn đầu tư dài hạn (CAPX) trừ đi chi phí vốn phát sinh cho nhu cầu hoạt động (charge in W/C). Tóm lại: lãi ròng + D&A – CAPX – (charge in W/C).

Giá Trị

11. Giá trị của công ty như thế nào? (Valuation)

12. Mức giá cổ phiếu của công ty có thực sự rẻ (hấp dẫn) ?

Nhóm nguyên tắc cuối cùng là Giá trị, theo đó Buffett thiết lập cách làm dựa trên sự dự đoán giá trị thực của một công ty. Một đồng nghiệp kết luận quá trình liên quan mật thiết thiết này như “toán học liên kết”. Buffett dự đoán thu nhập chủ sở hữu trong tương lai sau đó chiết khấu trở lại tới giá trị hiện tại. Nên nhớ rằng nếu bạn áp dụng nguyên tắc khác, sự dự đoán thu nhập tương lai – theo định nghĩa – được thực hiện dễ hơn thông thường. Ví dụ như những khoản thu nhập không đổi định kỳ thì dễ dự đoán hơn.

Buffett cũng đưa ra khái niệm “rào chắn – Moat”, cái được nổi lên như một hệ quả trở thành tập quán thành công trên Morningstar của những công ty được yêu thích nhờ có “rào chắn kinh tế” (economic moat). Rào chắn là “cái đem lại cho công ty một lợi thế rõ rệt hơn đối thủ khác và bảo vệ nó trước những sự tấn công bất ngờ từ sự cạnh tranh”.

Nguyên lý của Buffett tạo thành nền tảng trong đầu tư giá trị, nó có cơ chế mở cho sự thích nghi và diễn giải lại về sau. Nó là một câu hỏi mở tới mức những nguyên tắc này đòi hỏi sự bổ sung bằng tri thức trong tương lai, nơi những quá trình lịch sử diễn ra tương ứng khó tìm thấy hơn, yếu tố vô hình đóng một vai trò quan trọng hơn trong giá trị quyền kinh doanh và sự không rõ ràng về ranh giới giữa các ngành công nghiệp làm cho sự phân tích kinh doanh càng khó khăn hơn.

Các chương cuối về phân tích quá trình quản lý danh mục đầu tư (managing portfolio), thảo luận khái niệm về tâm lý tiền bạc (psychology of money) và phong cách nhà đầu tư thực thụ để tránh sai lầm trong đầu tư.....

Tác giả: Lê Xuân Trung