vietjet-air-2-1635692160.jpg

Yếu tố thứ 3 trong The Business Model Map là sản phẩm. Sản phẩm là công cụ, là phương tiện mà doanh nghiệp mang gi.á trị đến cho khá.ch hà.ng. Trong mô hình kinh doanh của Vietjet Air sản phẩm chính của họ là dịch vụ vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Yếu tố thứ 4 trong The Business Model Map là các hoạt động tạo ra gi.á trị. Về bản chất, sản phẩm và dịch vụ là phương tiện mà doanh nghiệp mang gi.á trị đến cho khá.ch hà.ng của mình. Hoạt động tạo ra gi.á trị là những hoạt động chính để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và tạo ra các gi.á trị mà doanh nghiệp đã cam kết với khá.ch hà.ng.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '7 nguồn lực chủ chốt Mr. Coach Ð BCOACHING Nhân lực Vật lực Hợp lực Trí lực Tài lực Thương lực Hệ lực'

Với mô hình kinh doanh của Vietjet Air, tương ứng với gi.á trị “An Toàn” là các hoạt động: bảo trì, sửa chữa máy bay.

Tương ứng với gi.á trị “Gi.á rẻ” là các hoạt động điều phối vận hành các chuyến bay, quản lý nguồn cung ứng. Liên quan đến gi.á trị “Vui vẻ” là các hoạt động chăm sóc khá.ch hà.ng.

Liên quan đến gi.á trị “Đúng giờ” là hoạt động bay .

Yếu tố thứ 5 trong The Business Model Map là Hành Trình Khá.ch hà.ng. Đó là con đường mà doanh nghiệp thu hút, duy trì và phát triển khá.ch hà.ng. Hành trình này bao gồm các kênh truyền thông marketing, bán hàng, giao hàng, chăm sóc khá.ch hà.ng.

Trong mô hình kinh doanh của Vietjet Air, kênh truyền thông chính là website, quảng cáo online và offline.

Kênh bán hàng chủ yếu của Vietjet Air là thông qua website, tổng đài bán vé qua điện thoại. Ngoài ra các đại lý cũng là kênh bán hàng quan trọng. Vietjet Air cũng có các phòng vé và điểm đặc biệt là hầu hết các phòng vé được đặt tại các sân bay nhằm có thể đáp ứng nhu cầu mu-a vé đột xuất tại đây.

Kênh hậu mãi của Vietjet Air là tổng đài hỗ trợ khá.ch hà.ng.

Yếu tố thứ 6 của The Business Model Map là Năng Lực Chính. Đó là những nguồn lực chính và các hệ thống chính, quan trọng để vận hành mô hình kinh doanh hiệu quả. Những năng lực chính này cho phép doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và chuyển giao gi.á trị cho khá.ch hà.ng bằng các kênh kinh doanh trong hành trình khá.ch hà.ng và gặt hái doanh thu. Khi nhìn vào 7 nguồn lực của doanh nghiệp thì nguồn lực chính của mô hình kinh doanh Vietjet Air là:

- Nhân lực: phi công, tiếp viên, kinh doanh, tiếp thị, phát triển mạng lưới, vận hành, hỗ trợ khá.ch hà.ng

- Vật lực: máy bay. Trong kinh doanh hàng không, chi phí nhiên liệu chiếm từ 15% đến 20% tổng chi phí. Để giảm chi phí nhiên liệu, các hãng hàng không gi.á rẻ thường sử dụng các máy bay thế hệ mới vốn có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp. Ngoài ra những máy bay mới sẽ giúp giảm chi phí bảo trì, sửa chữa. Vì thế chúng ta thấy Vietjet Air đầu tư mu-a các máy bay thế hệ mới như Sharklet A320 của Airbus có chi phí khai thác thấp, tiết kiệm nhiều nhiên liệu.

- Thương lực: thương hiệu và hệ thống đại lý

- Hệ lực: quy trình vận hành bảo đảm an toàn và đúng giờ.

- Hợp lực: Ông cha ta thường nói “ăn một mình đau tức làm một mình cực thân” bạn không thể vận hành tốt mô hình kinh doanh nếu không có các đối tác chiến lược. Đó chính là hợp lực. Với Vietjet Air, các đối tác chiến lược là:

o Công ty sản xuất máy bay như Boeing, Airbus

o Cơ quan quản lý nhà nước như Tổng cục Hàng không. Các Cục Hàng không các nước

o Đơn vị quản lý sân bay

o Công ty sửa chữa, bảo trì máy bay

o Các công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ thiết yếu như thức ăn

o Các hãng hàng không khác để cùng nhau khai thác chung 1 số đường bay

Yếu tố thứ 7 là Mô hình Tài Chính. Mô hình tài chính của Vietjet Air là định hướng theo chi phí. Mô hình tài chính định hướng theo chi phí tập trung vào việc giảm chi phí đến mức tối đa nhằm tạo lập và duy trì 1 cơ cấu chi phí thấp nhất có thể có. Định hướng theo chi phí thể hiện rất rõ trong mô hình kinh doanh của Vietjet Air như sau:

- Hiệu suất sử dụng máy bay luôn đạt mức cao nhất. Hiệu suất này thể hiện qua 2 chỉ số: tần suất sử dụng máy bay trong ngày và số lượng chỗ trong mỗi chuyến bay. Để khai thác tối đa tần suất bay thì thời gian nghỉ giữa chuyến bay phải ngắn. Bạn có thể thấy thời gian nghĩ giữa lúc hạ cánh và cất cánh của một chiếc máy bay Vietjet Air vào khoảng 45 phút đến 1 giờ, thấp hơn nhiều so với Vietnam Ailines (khoảng 2 giờ). Để đạt được số lượng chỗ trong chuyến bay cao thì phải có nhiều chỗ và giảm tối đa chỗ trống. Để tận dụng không gian, tăng số lượng chỗ, các ghế ngồi trong máy bay của Vietjet Air hẹp và sát nhau. Máy bay của Vietjet Air có rất ít ghế thương gia bời vì đó không phải là phân khúc khá.ch hà.ng mục tiêu. Vietjet Air sẵn sàng dồn chuyến nếu số lượng khách ít hơn mức quy định. Đó là lý do chính vì sao nhiều chuyến bay của Vietjet Air bị hủy và vì thời gian chờ ngắn nên khi có 1 chuyến bị hủy sẽ tạo nên hiệu ứng domino dây chuyền dẫn đến số lượng chuyến bay bị hủy cao. Đó cũng là lý do mà tôi đã nói rằng gi.á trị “Đúng giờ” của Vietjet Air là xa xỉ và không phù hợp với mô hình kinh doanh hàng không gi.á rẻ.

- Để tiết kiệm chi phí nên Vietjet Air đầu tư vào các máy bay thế hệ mới với tuổi máy bay rất trẻ (dưới 5 năm) để giảm chi phí nhiên liệu và bảo trì như tôi đã trình bày trong phần năng lực chính

- Gía vé không bao gồm thức ăn, thức uống. Thay vì đưa thức ăn và thức uống vào chi phí thì Vietjet Air biến thành dòng doanh thu.

- Chính sách hoàn trả, đổi vé chặt chẽ mà tôi sẽ đề cập trong phần sau.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Mr. Coach B The Business Model Map BCOACHING WHAT Value Giảipháp Products Sản phẩm giá Price Mechanism che Cơ WHO Target Customers Hoạt Value đ‘áng Creation Khách hàng mục Model Revenue hình doanh thu Mô HOW MUCH Financial Model Môh tài chính Hành Phát trình Customer riền Journey khách hút hút, hàng chân, Cost Structure Cơ câu chi phí HOW Key apabilities Năng| chính'

Yếu tố thứ 8 là Cơ Cấu Chi Phí. Cơ cấu chi phí mô tả các chi phí quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh. Đó là chi phí chi trả cho năng lực chính, cho các hoạt động tạo gi.á trị và hoạt động thu hút, duy trì, phát triển khá.ch hà.ng trong hành trình khá.ch hà.ng. Các chi phí chính trong mô hình kinh doanh của Vietjet Air là:

- Mu-a máy bay

- Tiền lương

- Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng máy bay

- Chi phí nguyên liệu

- Thức ăn và các dịch vụ trên máy bay

Yếu tố thứ 9 là Cơ chế Gía. Vietjet Air theo đuổi cơ chế gi.á linh hoạt. Các hãng hàng không có cơ chế gi.á linh hoạt nhất nếu so sánh với các loại hình kinh doanh khác. Gía vé được điều chỉnh tùy theo nhiều biến số như nhu cầu, mùa vụ, thời gian đặt mu-a vé, khả năng hoàn trả, đổi vé v.v Trong mô hình kinh doanh hàng không gi.á rẻ chính sách hoàn trả, đổi vé của Vietjet Air chặt chẽ hơn so với Vietnam Airlines. Chí phí hoàn trả, đổi vé cao so với gi.á vé. Định vị gi.á của Vietjet Air là thấp ”tương ứng với định vị của mô hình kinh doanh hàng không gi.á rẻ.

Yếu tố cuối cùng trong the Business Model Map là mô hình doanh thu. Vietjet Air có rất nhiều dòng doanh thu khác nhau. Doanh thu đầu tiên từ bán vé. Tuy nhiên do gi.á vé rẻ nên Vietjet Air hạn chế cước hành lý dưới 7kg. Nếu hành lý nặng hơn 7 kg thì hành khách phải trả thêm cước hành lý. Ngoài ra do trong gi.á vé không bao gồm thức ăn và thức uống nên Vietjet Air có thêm dòng doanh thu từ bán thực phẩm. Một dòng doanh thu khác của Vietjet Air là quảng cáo. Chúng ta có thể thấy trong các máy bay của Vietjet Air có rất nhiều quảng cáo hơn hẵn so với Vietnam Airlines. Ngoài ra Vietjet Air còn có các dòng doanh thu khác như vận chuyển hàng hóa, bán quà lưu niệm, hàng hóa miễn thuế và dịch vụ đưa đón sân bay.

Như vậy chúng ta đã dùng 10 yếu tố của The Business Model Map để phân tích mô hình kinh doanh của Vietjet Air một cách có hệ thống và dễ hiểu.