"Tuần qua FED đã mua vào 43,6 tỷ USD trái phiếu chính phủ (TPCP) mà không có bất kỳ thông báo chính thức nào, làm dấy lên lo ngại về việc Fed đang lặng lẽ quay lại chính sách nới lỏng định lượng (QE). Chính sách QE thường được công bố công khai, nhưng động thái lần này lại diễn ra trong im lặng, khiến nhiều người gọi đây là “QE ngầm”".
Đó là nội dung đang lan truyền khắp các group chứng khoán trên toàn cầu mấy ngày nay chứ không chỉ riêng chứng khoán Việt Nam. Sự kiện này được ví như một chu kỳ bơm tiền mới, tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, thông tin này là không chính xác về mặt nguyên tắc và tính khả thi ở thời điểm này.

𝐓ạ𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐦𝐮𝐚 𝐯à𝐨 𝐜ủ𝐚 𝐅𝐞𝐝 𝐯ừ𝐚 𝐪𝐮𝐚 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐩𝐡ả𝐢 𝐐𝐄?
Về bản chất thì QE của Mỹ được xếp vào nhóm công cụ Permanent OMO (Nghiệp vụ thị trường mở vĩnh viễn). Chính vì thế theo quy định FED chỉ được phép giao dịch với các Primary Dealers (đại lý chính) được chỉ định, Fed không được mua trực tiếp từ Chính Phủ. Vậy nên việc Fed mua trực tiếp trái phiếu từ bộ tài chính trên thị trường sơ cấp như vừa rồi, bất kể quy mô đều không được gọi là QE.
𝐕ậ𝐲 𝐭ạ𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐅𝐞𝐝 𝐥ạ𝐢 𝐩𝐡ả𝐢 𝐦𝐮𝐚 𝐯à𝐨 𝐓𝐏𝐂𝐏 𝐯à𝐨 𝐥ú𝐜 𝐧à𝐲, 𝐜ó 𝐩𝐡ả𝐢 để 𝐜𝐚𝐧 𝐭𝐡𝐢ệ𝐩 𝐥à𝐦 𝐠𝐢ả𝐦 đà 𝐭ă𝐧𝐠 𝐥ợ𝐢 𝐬𝐮ấ𝐭 𝐜ủ𝐚 𝐌ỹ?
Fed vẫn tham gia thị trường sơ cấp TPCP Hoa Kỳ trước giờ chứ không phải giai đoạn này mới tham gia. Fed phải mua TPCP để cân bằng lại lượng TPCP đáo hạn trước đó theo cam kết giảm/dừng QT (thắt chặt định lượng). Hiện tại Fed đã dừng QT đối với TPCP và chỉ còn thu hẹp quy mô ở MBS (Đảm bảo bằng thế chấp). Hay nói cách khác, nếu lượng đáo hạn vào tháng này là 50 tỷ $ thì Fed sẽ tiến hành mua vào ~50 tỷ $ để bù đắp lại khoản đáo hạn. Như vậy quy mô TPCP trên bảng cân đối kế toán của Fed sẽ không giảm như cam kết.
Với quy mô mua TPCP 50-70 tỷ $/ tháng như hiện tại thì vẫn chỉ nằm trong kế hoạch giảm/dừng QT đã đề ra. Vậy nên chưa có cơ sở để cho rằng hành động này là FED đang can thiệp có chủ ý vào thị trường TPCP Hoa Kỳ như truyền thông quốc tế nêu ra
.
𝐓í𝐧𝐡 𝐤𝐡ả 𝐭𝐡𝐢 𝐜ủ𝐚 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐅𝐄𝐃 𝐜𝐚𝐧 𝐭𝐡𝐢ệ𝐩 𝐡ỗ 𝐭𝐫ợ 𝐭𝐡ị 𝐭𝐫ườ𝐧𝐠 𝐓𝐏𝐂𝐏 𝐯à𝐨 𝐥ú𝐜 𝐧à𝐲?
Trong khi Fed Fund Rate (Lãi suất quỹ liên bang) là benchmark cho các lãi suất thị trường ngắn hạn như Thương phiếu, tiền gởi/cho vay kỳ hạn ngắn,... thì Lợi suất TPCP là chỉ số benchmark cho gần như toàn bộ các lãi suất thị trường trung và dài hạn, tiêu điểm là lãi suất các khoản vay thế chấp kỳ hạn dài.
Fed Fund Rate giảm nhưng nếu Lợi suất TPCP không giảm thì lãi suất các khoản vay thế chấp vẫn sẽ không giảm. Giai đoạn hiện tại là minh chứng rõ ràng nhất cho việc không hề có sự suy giảm trong chi phí đi vay thế chấp kỳ dài hạn ở Mỹ. Vậy nên thị trường tín dụng dài hạn sẽ rất nhạy cảm với những diễn biến trên thị trường trái phiếu chính phủ. Mặt khác, TPCP Mỹ hiện đang chiếm khoảng 25% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng, 63% tổng tài sản của NHTW Mỹ Fed và ~40% tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu.Những biến động trong giá TPCP Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến báo cáo tài chính của cả 2 khu vực công/tư toàn cầu.
Nói vậy để thấy tầm quan trọng của thị trường TPCP Mỹ đối với thị trường tài chính toàn cầu và nếu thị trường này có nguy cơ "đổ vỡ dây truyền" thì việc Fed can thiệp là chắc chắn. Tuy nhiên giờ chưa phải lúc.
Thực sự "áp lực mạnh" đã xuất hiện trên Thị trường TPCP Mỹ kể từ đầu năm nay là có thật. Nó là hậu quả của nhiều yếu tố đã tích lũy và cộng hưởng, có tính chất lâu dài. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu nào thể hiện thị trường này sẽ bị "đổ vỡ mạnh và có tính lan truyền" để FED phải can thiệp cả. Nếu có can thiệp thì hiện tại cũng chỉ cần dừng ở các công cụ có tính chất "căn chỉnh" chứ chưa cần đến công cụ như QE/Large-Scale Asset Purchases cả. Dùng QE lúc này không khác gì "đau đầu mà lôi Morphin ra tiêm", thừa thãi và để lại những hậu quả lớn về tiền lệ/ chính trị sau này.
Ngoài ra nếu muốn tác động mạnh đến lợi suất thị trường thì Fed nên giao dịch trên thị trường thứ cấp, nơi tác động trực tiếp đến lợi suất thay vì mua theo 'cơ chế đặc biệt' ở thị trường sơ cấp. Nơi mà Fed sẽ mua 'hậu' đấu giá, không 'tác động trực tiếp' đến lãi suất phát hành của Chính Phủ.
𝐕ậ𝐲 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐭ế 𝐌ỹ đã 𝐜ầ𝐧 𝐅𝐞𝐝 𝐩𝐡ả𝐢 𝐜𝐚𝐧 𝐭𝐡𝐢ệ𝐩 𝐦ạ𝐧𝐡 𝐭𝐚𝐲?
Câu nói "chờ đợi và quan sát" mà chủ tịch FED thường xuyên phát biểu là quá hợp lý và khách quan ở giai đoạn hiện tại. Mình nghĩ chẳng phải Powell ghét hay có hiềm khích gì Trump cả. Lý do là vì bây giờ nước Mỹ đang trải qua giai đoạn quá thiếu chắc chắn trong các số liệu kinh tế và quyết sách.
Nếu nhìn những dữ liệu hiện tại thông qua Coincident và Leading Indicator thì có thể thấy sức khỏe kinh tế Mỹ rõ ràng đang và sẽ suy giảm, tuy nhiên viễn cảnh suy thoái là điều khó khả thi, lo ngại đình lạm (stagflation) lại càng quá khó xảy ra. Mình xin nhấn mạnh rằng quan điểm này dựa trên số liệu và mình dùng từ "khó" chứ không phải "chắc chắn". Vậy nên chính chúng ta mặc dù đang bettting vào điều này để kiếm tiền, nhưng cũng luôn phải "quan sát" kỹ các biến động.
Với lập luận phía trên mình tin Fed chưa có cơ sở để cần phải can thiệp nới lỏng mạnh mẽ và có vẻ như họ cũng đã có những lập trường cứng rắn của mình. Vậy nên dăm ba cú "rung lắc" từ dòng tiền đầu cơ ngắn hạn đâu dễ làm sếp Powell quay xe được.