Saigon Co.op (SCID) nộp đơn xin phủ quyết phán quyết của VIAC, khẳng định quyền làm chủ pháp lý tại dự án hơn 6,9 ha mặt tiền Mai Chí Thọ thuộc về Novaland.
📍 Toàn cảnh câu chuyện
Dự án An Phú, Khu Thương mại Dịch vụ và Nhà ở của Saigon Co.op, quy mô gần 7 ha, toạ lạc tại vị trí cực kỳ đắt giá ngay mặt tiền Mai Chí Thọ (quận 2 cũ, nay là TP Thủ Đức), hiện đang rơi vào một trong những tranh chấp pháp lý đình đám nhất thị trường bất động sản TP HCM năm 2025.
-
Chủ đầu tư là SCID, công ty thành viên của Saigon Co.op.
-
Đối tác là Novaland, từng tham gia đầu tư một phần từ năm 2015.
-
Mâu thuẫn gay gắt nổ ra khi SCID muốn ngưng hợp tác còn Novaland quyết không buông.
-
Tháng 3/2025, VIAC tuyên SCID phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hợp tác phát triển.
-
Và mới đây, SCID đã chính thức nộp đơn phủ quyết phán quyết này lên TAND TP HCM.
🏗️ Dự án An Phú có gì mà “căng” đến vậy?
-
Nằm trong khu vực đắt giá bậc nhất TP Thủ Đức, sát lõi Thủ Thiêm, vị trí cực kỳ chiến lược.
-
Được SCID đền bù 100% từ năm 2015, đến 2019 được UBND TP HCM phê duyệt làm chủ đầu tư.
-
SCID hợp tác với Nova An Phú (công ty con Novaland) từ 2015, nhận hơn 100 tỷ đồng tiền đặt cọc để cùng phát triển một phần dự án.
Tuy nhiên, sau nhiều năm pháp lý chưa thể hoàn tất, các thủ tục xin giao đất, điều chỉnh quy hoạch, hoàn tất hạ tầng kỹ thuật khu 88 ha xung quanh... đều rơi vào thế “mắc kẹt”. Dự án vẫn “nằm im” bất chấp tiềm năng cực lớn.
💥 SCID và Novaland: Mỗi bên một quan điểm, căng như dây đàn
Phía SCID:
-
Cho rằng hợp đồng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành.
-
Muốn chấm dứt hợp tác cũ để tiến tới một mô hình mới đúng quy trình hơn.
-
Lo ngại kéo dài hợp tác sẽ khiến pháp lý dự án mãi không khơi thông.
Phía Novaland:
-
Yêu cầu SCID tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký.
-
Đưa vụ việc ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
-
Được VIAC ủng hộ, tuyên SCID phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng hợp tác.
📣 SCID phản pháo: Pháp lý là trên hết
Tại ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 16/5 vừa qua, ông Phạm Trung Kiên Tổng Giám đốc SCID tuyên bố rõ: “Dự án An Phú không nằm trong diện bị thu hồi vì SCID là đơn vị đền bù trực tiếp, không phải đất Nhà nước giao. Chúng tôi khẳng định quyền làm chủ một cách minh bạch, đúng quy định.”
Ông Kiên cho biết trước hết dự án vướng mắc ở nghĩa vụ đóng góp kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính của khu đất 88 ha. Phần việc này do CTCP Địa ốc Thủ Thiêm chịu trách nhiệm chủ trì và các công ty thành viên trong dự án tham gia.
Tuy nhiên, đến nay công ty Địa ốc Thủ Thiêm vẫn chưa hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng toàn khu và thi công kỹ thuật, một số tuyến đường nội khu vẫn chưa hoàn thiện.
Ông Kiên cũng nhấn mạnh rằng:
-
Hợp đồng ký từ 2015 không còn phù hợp với quy trình pháp lý hiện tại.
-
SCID không phủ nhận hợp tác, nhưng muốn hợp tác theo cơ chế mới: minh bạch, đúng luật.
-
“Chúng tôi đã cố gắng đàm phán, nhưng Novaland vẫn quyết kiện”, ông nói.
Ngày 14/5/2025, Tòa Kinh tế – TAND TP HCM đã chính thức thụ lý đơn xin phủ quyết phán quyết VIAC từ phía SCID.
🧨 Thêm "thắt nút": Bóng dáng Vạn Thịnh Phát và khoản vay 1.000 tỷ
Một tình tiết gây sốc khác liên quan đến vụ án của bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát):
-
Bà khai tại tòa đã cho ông Nguyễn Văn Liêm - TGĐ CTCP Địa ốc Thủ Thiêm vay 1.000 tỷ tiền riêng, nhằm mua lại/triển khai An Phú.
-
Đổi lại, bà Lan sẽ giới thiệu nhà đầu tư, bán dự án để thu hồi vốn và kiếm lời.
-
Tính đến nay, khoản tiền này vẫn chưa được ông Liêm hoàn trả.
Điều này dấy lên câu hỏi: Ai thực sự đứng sau các động thái chuyển nhượng và "giải phóng" pháp lý tại dự án An Phú?
📉 Lý do pháp lý vẫn "kẹt":
-
Vướng nghĩa vụ hạ tầng khu 88 ha, phần này do Địa ốc Thủ Thiêm chủ trì, SCID chỉ là bên đóng góp.
-
Một khu đất 22.000 m² thuộc lộ giới Lương Định Của, nằm ngoài ranh quy hoạch vẫn đang chờ UBND TP HCM chỉ đạo.
-
Quy hoạch 1/500 bị yêu cầu điều chỉnh để khớp 1/2000 nhưng 1/2000 tại nhiều địa phương vẫn chưa được phê duyệt.
-
Tác động kéo dài từ đại dịch COVID-19 khiến toàn bộ công tác triển khai “treo” suốt từ 2020 đến nay.
📊 Góc nhìn đầu tư – góc nhìn pháp lý
-
Dự án có vị trí kim cương, pháp lý phức tạp, đối tác lớn, mâu thuẫn gay gắt.
-
Nhà đầu tư muốn tham gia hoặc hợp tác phát triển sau này sẽ phải chờ một “án lệ pháp lý rõ ràng” từ toà án.
-
Đây là case study điển hình cho những ai đang hoạt động trong lĩnh vực:
✅ M&A dự án
✅ Hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản
✅ Pháp lý đất đai tại TP HCM sau khi luật mới ban hành