Quá trình hình thành của Pharbaco, ai là người đứng đầu công ty dược phẩm này?

Sau hòa bình lập lại, Viện chuyển về 160 Tôn Đức Thắng, Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội -  trụ sở hiện tại của Pharbaco. Sau khi sáp nhập thêm 1 vài đơn vị nhỏ Viện Bào Chế Trung Ương đổi tên thành Xí nghiệp 1. Về sau để chuyên môn hóa các sản phẩm sản xuất, Xí nghiệp 1 đã tách thành 3 xí nghiệp vào năm 1961: Xí nghiệp dược phẩm 1, sau đó được đổi tên thành Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I - Pharbaco vào năm 1993; xí nghiệp Hóa Dược, sau khi cổ phần hóa đổi tên thành công ty cổ phần Hóa Dược Hà Nội; xí nghiệp dược phẩm 3, nay có tên là công ty cổ phần Dược phẩm TW3 có cơ sở tại Hải Phòng.

Hiện tại, Pharbaco có 2 cơ sở sản xuất chính: Cơ sở 1, 160 Tôn Đức Thắng, Hàng Bột,  Đống Đa, Hà Nội, bao gồm trụ sở chính và 2 nhà máy; cơ sở 2, Sóc Sơn, Hà Nội. Tại đây đang có 6 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO hoạt động với hệ thống nhà xưởng được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại đến từ các thương hiệu cung cấp thiết bị sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới.

duoc-pham-pharbaco-cua-dai-gia-xang-dau-ngo-nhat-phuong-thua-lo-co-loi-nhuan-co-nhung-cung-di-doi-voi-lien-hoan-phot-1683728624.pngHình ảnh nhà máy của Pharbaco

Pharbaco là công ty dược phẩm chuyên sản xuất các loại thuốc tân dược. Cho đến nay, dưới sự điều hành của ông Ngô Nhật Phương - Chủ tịch Hội Đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc. Được biết, ông Ngô Nhật Phương sinh năm 1961 và là anh cả trong một gia đình nghèo đông anh em tại vùng quê Bắc Ninh. Sau một thời gian hoạt động đa lĩnh vực, gồm nông nghiệp, cơ điện lạnh, thương mại, thiết bị vệ sinh, đến đầu năm 2016, ông Phương đã trực tiếp tham gia vào ngành dược trong nước bằng cách mua cổ phần chi phối tại CTCP Dược phẩm Trung ương 1 (Pharbaco).

Đầu tư vào Pharbaco chừng một năm rưỡi, doanh nhân Ngô Nhật Phương đầu tháng 7/2017 bất ngờ thông qua tờ Thanh Niên cho biết lỗ 140 tỷ đồng trong thương vụ này và quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong Pharbaco cho CTCP Sài Gòn Pharma, Công ty TNHH Dược phẩm Huy Cường, một đối tác nước ngoài và 9 cổ đông khác tại Việt Nam. Sau khi hoàn tất sở hữu chi phối, Pharbaco công bố kế hoạch đầu tư dự án xây dựng nhà máy bào chế dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – EU với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Pharbaco dưới sự điều hành của doanh nhân Ngô Nhật Phương cũng đã tăng vốn điều lệ lên mức 900 tỷ đồng vào tháng 9/2020. Sau thời gian dài sở hữu Pharbaco thì trong năm 2020, nhóm ông Ngô Nhật Phương bất ngờ phát đi những tín hiệu chuyển giao quyền sở hữu và người nhận chuyển nhượng là bà Trần Tuyết Mai - chủ sở hữu Hải Hà Petro, một đại gia xăng dầu hàng đầu miền Bắc.

duoc-pham-pharbaco-cua-dai-gia-xang-dau-ngo-nhat-phuong-thua-lo-co-loi-nhuan-co-nhung-cung-di-doi-voi-lien-hoan-phot-1-1683728624.png
Chân dung Chủ tịch Pharbaco - ông Ngô Nhật Phương

Pharbaco những năm gần đây thua lỗ có, phát triển có, nhưng cũng đi đôi với hàng loạt “PHỐT”

Báo cáo tài chính ngày 30/6/2020 cho biết tổng tài sản của Pharbaco hiện có 2.059 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 1.584 tỷ đồng. Trong vòng 3 tháng quý 2/2020. Pharbaco đang phải gánh khoản lãi vay lên đến 3,5 tỷ đồng, tức mỗi ngày Pharbaco phải trả gần 40 triệu đồng tiền lãi. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Pharbaco 03 tháng chỉ ở con số khiêm tốn 5,4 tỷ đồng. Cụ thể, Pharbaco đang vay ngắn hạn gần 400 tỷ đồng từ các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Vietcombank) 18 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) 118 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Hà (BIDV) 70 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – chi nhánh Hà Đông (Sacombank) số tiền 132 tỷ đồng; vay ngân hàng (BIDV, MBBank, VIB, Vietcombank) số tiền khoảng 15 tỷ đồng; vay Sacombank đến hạn phải trả là 44 tỷ đồng.

Khoản vay dài hạn, Pharbaco đang là “con nợ” của Công ty CP Đầu tư thương mại Hương Quê là 50 tỷ đồng; Công ty CP Appollo (do ông Ngô Nhật Phương làm Chủ tịch HĐQT) số tiền 341 tỷ đồng; Công ty CP Sài Gòn Pharma số tiền 108 tỷ đồng; Sacombank 312 tỷ đồng. Như vậy, Pharbaco đang dư nợ tại Ngân hàng Sacombank với tổng số tiền khoảng 460 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo mà Pharbaco mang ra thế chấp cho Sacombank là: hơn 24 triệu cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông; quyền sử dụng 45.540m2 đất và toàn bộ tài sản trên đất; toàn bộ máy móc thiết bị, phòng sạch chuẩn GMP-EU của Pharbaco. (theo báo Sức Khỏe 24h).

duoc-pham-pharbaco-cua-dai-gia-xang-dau-ngo-nhat-phuong-thua-lo-co-loi-nhuan-co-nhung-cung-di-doi-voi-lien-hoan-phot-2-1683728624.png

Pharbaco trước đó là "con nợ" của nhiều ngân hàng thương mại

Đầu năm 2020, Báo Xây dựng, Nhà báo và Công Luận… có nhiều bài phản ánh: Mặc dù hợp đồng thuê đất đã hết hạn, thế nhưng Công ty CP Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco vẫn ung dung hoạt động, cho thuê đất sai mục đích nhưng không bị cơ quan chức năng "tuýt còi". Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 10/9/2014, Công ty TNHH Một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội (sau đây gọi tắt là Công ty MDC) cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco thuê đất kèm theo nhà tại địa chỉ số 160, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco được giao tổng diện tích đất kèm theo nhà thuê là 15106,4 m2 để làm cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Thời hạn hợp đồng 3 năm, đến 2017 hết hạn. Ngày 1/10/2018, hai công ty thỏa thuận gia hạn hợp đồng đến ngày 31/12/2018.

Theo hợp đồng thuê nhà đất số 298/XNĐĐ/HĐTNCD ghi rõ: Không sử dụng địa điểm thuê để liên doanh, liên kết, cho thuê lại dưới bất kỳ hình thức nào; Không tự ý cải tạo, sửa chữa địa điểm thuê;… Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, trên mặt đường Phan Văn Trị, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco đang phân chia khối nhà 3 tầng cho thuê làm văn phòng, còn khu nhà cấp 4 thì làm kho xưởng. Cụ thể, tầng 1 Công ty Dược Tuệ Tĩnh, tầng 3 là Trường THPT Văn Lang; dãy kiot mặt đường Phan Văn Trị cho các đơn vị chuyển phát nhanh, thiết bị nội thất, kho hàng, cửa hàng thuê hoạt động náo nhiệt. Làm việc với phóng viên, bà Nguyễn Thị Mai, Trưởng phòng hành chính, đại diện Công ty Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco cho biết: “Công ty cho thuê tài sản của doanh nghiệp chứ không cho thuê đất, các dãy nhà là công ty xây lên và cho thuê. Sau cổ phần hoá tài sản được xác định của công ty nên việc cho đơn vị thứ 3 thuê là không sai”…

Ngày 08/7/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định số 188 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco. Cụ thể, Pharbaco bị phạt 85 triệu đồng do không báo cáo theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp này không báo cáo các tài liệu: báo cáo tài chính bán niên năm 2018 đã soát xét, báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2018, báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019, báo cáo tài chính riêng bán niên năm 2019 đã soát xét, báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2019 đã soát xét. Pharbaco báo cáo không đúng thời hạn đối với các tài liệu họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 đã kiểm toán, báo cáo tài chính riêng quý 4/2018, báo cáo tài chính riêng quý 2/2019, báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019, báo cáo tài chính riêng quý 4/2019.

duoc-pham-pharbaco-cua-dai-gia-xang-dau-ngo-nhat-phuong-thua-lo-co-loi-nhuan-co-nhung-cung-di-doi-voi-lien-hoan-phot-3-1683728624.png
Khu đất số 160, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội của Pharbaco đã hết hạn thuê đất và bị phản ánh là "xẻ thịt" cho thuê trái phép

Kết thúc quý III/2021, Dược phẩm Pharbaco ghi nhận doanh thu 190,36 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế hơn 6,96 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ vỏn vẹn 4 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng 2021, Công ty đạt hơn 666 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 32%; lợi nhuận sau thuế đạt 33,39 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với 9 tháng năm 2020. So với kế hoạch năm 2021 đề ra là doanh thu 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10 tỷ đồng, 9 tháng, Dược phẩm Pharbaco đã vượt hơn 230% mục tiêu lợi nhuận.

Quý 3/2022, PBC ghi nhận hơn 212 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 42,9% so với cùng kỳ; giá vốn hàng bán tăng 37,5% lên 208,6 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng mạnh 257,4% lên 24,9 tỷ đồng - gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Theo doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ là do tốc độ tăng doanh thu bán hàng quý 3/2022 cao hơn tố độ tăng giá vốn cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần của PBC tăng 12,6% lên 750 tỷ đồng so với cùng kỳ; lợi nhuận trước và sau thuế tăng lần lượt 8,7% và 19,5% lên mức 44 tỷ đồng và 39,9 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 30/9/2022, tổng cộng tài sản của PBC là gần 2,7 nghìn tỷ đồng trong đó tài sản dài hạn chiếm hơn 1,9 nghìn tỷ đồng.

Chủ tịch Pharbaco - ông Ngô Nhật Phương xuất hiện tại Tòa vụ xử thuốc ung thư giả, làm lộ bí mật nhà nước

Phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án mua bán thuốc ung thư giả tại Công ty VN Pharma (25/9/2019) bất ngờ có sự xuất hiện của một người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ông Ngô Nhật Phương. Không ít tờ báo tham gia tường thuật về phiên tòa gọi ông này là nhân chứng, chẳng hạn như tờ Phụ nữ Thành Phố Hồ Chí Minh: “Ông Ngô Nhật Phương - doanh nhân người Việt kinh doanh xăng dầu ở Campuchia đã trình diện tại phiên tòa xử vụ buôn bán thuốc ung thư giả H-Capita vào chiều 25/9, trong tư cách một nhân chứng”.

Trả lời hội đồng xét xử, ông Ngô Nhật Phương khẳng định có đầy đủ bằng chứng cho thấy lô thuốc H-Capita mà Công ty VN Pharma nhập về, trúng thầu vào bệnh viện đã được sản xuất tại Ấn Độ. Cụ thể, theo ông Phương, lô thuốc H-Capita 500mg Caplet được sản xuất tại nhà máy Affy Parenterals của Ấn Độ. Với tư cách là người liên quan, ông Phương cho biết tài liệu đã nộp cho cơ quan điều tra và tòa án thể hiện lô thuốc VN Pharma nhập về được sản xuất tại nhà máy Ấn Độ. "Đây không phải là thuốc giả. Ông Phương trình bày, có nhiều bạn làm trong Hiệp hội dược Ấn Độ, Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi biết cơ quan tố tụng Việt Nam đang điều tra, xét xử vụ án VN Pharma nhập thuốc giả, Hiệp hội dược Ấn Độ, Cơ quan điều tra Ấn Độ đã rà soát tất cả các đơn thuốc bán sang Việt Nam.

duoc-pham-pharbaco-cua-dai-gia-xang-dau-ngo-nhat-phuong-thua-lo-co-loi-nhuan-co-nhung-cung-di-doi-voi-lien-hoan-phot-4-1683728595.png

Ông Ngô Nhật Phương xuất hiện tại phiên tòa "đại án" thuốc ung thư giả, nhiều tài liệu ông Phương cung cấp để chứng minh thuốc kém chất lượng chứ không phải giả bị Viện KSND đề nghị điều tra vụ án "làm lộ bí mật Nhà nước".

Quá trình rà soát xác định nhiều năm trước một số người Việt đặt vấn đề mua thuốc của nhà máy tại Ấn Độ nhưng đề nghị ghi xuất xứ Canada trên bao bì. Các công ty này không đồng ý, bảo bên mua tự thực hiện việc dán nhãn xuất xứ. "Hàng này sau đó được đưa từ sân bay Ấn Độ sang Singapore và chuyển về Việt Nam. Hiệp hội dược Ấn Độ khẳng định lô thuốc sản xuất tại nước họ là thuốc đạt tiêu chuẩn", ông Phương cho biết – VnExpress tường thuật.

Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm soát cho rằng, các tài liệu trên phải do cơ quan điều tra thu thập nhưng ông Phương lại có. Do vậy, Viện kiểm soát nhận định việc này có dấu hiệu của tội "Làm lộ bí mật Nhà nước" vì để cá nhân không có thẩm quyền có thông tin mật của Bộ Y tế. Viện kiểm soát kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an điều tra làm rõ cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước liên quan đến văn bản mật của Bộ Y tế - Vietnamnet dẫn lời đại diện VKS đưa ra quan điểm tại tòa.