171818790-3914850901935705-9172423794822805550-n-1618563165.jpg
 

Một bạn trẻ 9x bắt đầu làm quản lý (junior manager), đặt cho anh Phuc Le những câu hỏi về tiền bạc, tài chính...và anh chuyển cho tôi.

- Độc lập tài chính (financial independence)/Tự do tài chính (financial freedom) có cần phải giàu có về tiền bạc?

- Liệu các ông chủ doanh nghiệp có hàng ngàn tỷ đồng có thực sự là người độc lập/tự do tài chính?

- Ai cũng thích tiền đi làm thay cho mình. Vậy có nên bỏ job, học về đầu tư và tập trung vào đầu tư chứng khoán, bất động sản?

LMC trả lời:

** Câu 1 & Câu 2:

Độc lập hay tự do tài chính khác hẳn với sự giàu có về tiền bạc.

- Giàu có về tiền bạc là có nhiều tiền.

Thứ nhất, giàu là một khái niệm tương đối, tuỳ vào hê quy chiếu của từng người. Người có 100 triệu sẽ nói người có 1 tỷ là giàu. Người có 1 tỷ sẽ nói người có 100 tỷ là giàu....

Thứ hai, giàu khác với độc lập/ tự do tài chính. Người A độc lập tài chính, có thể sẽ không giàu bằng người B, nhưng A thấy “đủ” với tình trạng tài chính của mình.

Thứ ba, các ông chủ doanh nghiệp có hàng ngàn tỷ đồng không hẳn là người người độc lập/tự do tài chính.

Tôi tạm chia các ông chủ ra các nhóm sau:

Ông chủ X đã có đủ tiền để sống cuộc sống anh ta mong muốn. Anh ta vẫn tiếp tục vận hành doanh nghiệp để tạo ra giá trị cho bản thân, cộng đồng xã hội. Ông chủ X này đạt mức tự do tài chính.

Ông chủ Y có ngàn tỷ, nhưng doanh nghiệp chưa bền vững. Ông phải liên tục làm việc để giữ, phát triển doanh nghiệp. Ông chủ Y này chưa đạt tự do tài chính.

Ông chủ Z có ngàn tỷ, doanh nghiệp bền vững. Nhưng ông tham tiền và tiếng tăm. Ông phải liên tục cật lực để kiếm thêm tiền. Ông chủ Z này nô lệ cho đồng tiền.

Những người như ông Z ngày càng nhiều trong xã hội. Họ đã đủ tiền để sống giàu có và thoải mái, nhưng họ vẫn tìm mọi cách, kể cả thủ đoạn, kể cả việc ác, để kiếm thêm tiền. Họ bệnh hoạn về tiền.

- Độc lập về tài chính là trạng thái chúng ta có đủ tiền để chăm lo cho cuộc sống của mình. Ví dụ năm nay bạn 25 tuổi, và bạn lên kế hoạch độc lập về tài chính năm bạn 50 tuổi.

Những năm 25-30 tuổi: bạn tiết kiệm mỗi tháng 3 triệu, tức là mỗi năm 36

25-30 tuổi: mỗi tháng 4 triệu, mỗi năn

48 triệu.

30-40 tuổi: 60 triệu/năm, 40-45 tuổi: 72 triệu/năm, 45-50 tuổi: 84 triệu.

Giả sử bạn đầu tư tất cả số tiền này với lãi suất trung bình tài chính: 15%/năm. Lãi/cổ tức đẻ ra bạn không rút, mà dồn tiếp vào để đầu tư.

Đến cuối năm 50 tuổi bạn sẽ có số tiền là 11,253,198,206.

Lúc ấy bạn có thể rút lãi (15%) ra để sử dụng hàng năm. Số lãi này là: 1,687,979,731/năm hay 140,664,998/tháng

Nếu số tiền này đủ cho nhu cầu bình thường của bạn thì đó là độc lập tài chính.

Nếu số tiền này đủ cho cuộc sống thoải mái, bay bổng của bạn thì đó là tự do tài chính.

Ghi chú Nếu mức lạm phát trung bình là 3.5%/năm thì số tiền 11,253,198,296 vào năm 2045 sẽ có giá trị tiêu dùng tương đương với 4,761,756,940 năm nay.

Số tiền 1,687,979,731 lúc đó sẽ có giá trị tiêu dùng tương đương 714,263,541 hiện nay.

(Bạn muốn biết làm thế nào để đầu tư đạt tỷ suất lợi nhuận trung bình tài chính 15%/năm thì xem phần P/S nhé.)

** Câu 3:

“Ai cũng thích tiền đi làm thay cho mình. Vậy có nên bỏ job, học về đầu tư và tập trung vào đầu tư chứng khoán, bất động sản?”

Bạn đang nhầm lẫn giữa nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân đầu tư theo kiểu tích luỹ để tăng trưởng tiền và đạt tự do tài chính.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp kiếm sống, làm giàu bằng nghề đầu tư. Họ dùng tiền để tạo ra nhiều tiền hơn. Để là nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ phải có 1 số tiền “tương đối”. Giả sử lãi suất trung bình 15%/năm, họ muốn có 50 triệu / tháng, hay 600 triệu/năm để sinh sống, tiêu xài thì họ phải có số tiền ít nhất 4 tỷ, nếu không dùng đòn bẫy. Ngoài lượng tiền đủ lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp phải giỏi kiến thức vững, đủ thông tin và vững bản lãnh.

Còn cá nhân chúng ta, làm thuê, hay làm tự do, thì đầu tư để tiền sinh ra tiền theo kiểu tích luỹ từ từ. Trong thời gian tích luỹ thì phải liên tục đưa tiền vào công cụ đầu tư. Lãi sinh ra cũng tiếp tục đầu tư. Theo thời gian thì chúng ta sẽ có số tiền lớn. Khi đó chúng ta đạt độc lập hay tự do tài chính. Hoặc lúc ấy, chúng ta có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, chủ động dùng tiền kiếm ra nhiều tiền hơn.

** Câu 4 để hôm nào nhậu Chánh sẽ nói riêng với anh Phúc

P/S Một trong những cách để đầu tư và tích luỹ tiền để tạo quỹ tài chính cá nhân là: đầu tư cổ phiếu dài hạn. Chúng ta chọn cổ phiếu tốt, mua trong vùng giá hợp lý, giữ lâu dài, chúng ta sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận.

Giả sử một người chưa được học để chọn cổ phiếu tốt, họ đầu tư 600 triệu đồng đều vào 6 cổ phiếu. Vì họ chưa học bài bản nên tôi giả sử rằng họ sẽ chọn được 2 cổ phiếu tốt, 2 cổ phiếu trung bình, và 2 cổ phiếu cực xấu.

Cổ phiếu tốt đầu tiên, giả sử là cổ phiếu DPR (Bất động sản Phát Đạt) mà anh Phúc là thành viên HĐQT. Giá đóng cửa ngày 15/4/2016 là 15.8. Nếu tính đến tác động của cổ tức, chia tách CP, thì giá đóng cửa điều chỉnh của PDR ngày 15/4/2016 là 6.76. Giá đóng của và cũng là giá đóng cửa điều chỉnh của PDR là 67.6. Tỷ suất lợi nhuận cho cả 5 năm là: 900%. TSLN trung bình năm: 58.49%. Nếu đầu tư 100 triệu vào ngày 15/4/2016 thì giá trị vào ngày 15/4/2021 là 1,000 triệu (1 tỷ)

Cổ phiếu tốt thứ hai là MWG (Thế giới di động). Giá ĐC 15/4/2016: 76.0. Giá ĐCĐC 15/4/2016: 26.51. Giá ĐCĐC 15/4/2021: 133.7. Tỷ suất lợi nhuận cho cả 5 năm là: 404%. TSLN trung bình năm: 38.21%. Nếu đầu tư 100 triệu vào ngày 15/4/2016 thì giá trị vào ngày 15/4/2021 là 504 triệu.

Cổ phiếu trung bình 1 có TSLB năm 9%. Nếu đầu tư 100 triệu vào ngày 15/4/2016 thì giá trị vào ngày 15/4/2021 là 154 triệu.

Cổ phiếu trung bình 2 có TSLB năm 10%. Nếu đầu tư 100 triệu vào ngày 15/4/2016 thì giá trị vào ngày 15/4/2021 là 161 triệu.

Hai cổ phiếu xấu xem như mất trắng. Nếu đầu tư 100 triệu vào ngày 15/4/2016 thì giá trị vào ngày 15/4/2021 là vài ba triệu. Ta cưs giả sử bằng 0 triệu.

Như vậy tổng đầu tư ngày 15/4/2016 là 600 triệu. Tổng giá trị ngày 15/4/2021 là = 1,000 + 504 + 154 + 161) = 1,819 triệu.

TSLN trung bình năm = 24.84%.

Nếu bạn muốn học cách chọn cổ phiếu tốt,

tránh đầu tư vào cổ phiếu trung bình, cổ phiếu xấu thì hãy tham gia lớp học: https://bizuni.vn/l/lop-dau-tu-lmc3

Đã có 1,300 học viên học và áp dụng thành công.

**** Bạn nào muốn nhận file Excel của tất cả các tính toán trên thì hãy comment “Em/ tôi muốn nhận file” nhé. Đủ 300 comment, tôi sẽ gởi google link file vào comment thứ 301.

Thân ái

Lâm Minh Chánh