Theo quyết định của HNX, cổ phiếu DNM chỉ được phép giao dịch vào phiên thứ sáu hàng tuần.

co-phieu-dnm-bi-dua-vao-han-che-giao-dich-danameco-da-lam-an-ra-sao-3-1686126972.jpeg
Giải trình của Danameco

Đối với sự việc trên, phía công ty cũng đã gửi văn bản giải trình nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục. Theo văn bản, lý do mà công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 lên là vị trong năm 2022 công ty có nhiều lần thay đổi nhân sự chức vụ kế toán trưởng dẫn đến quá trình làm việc với đơn vị kiểm toán bị chậm trễ, gián đoạn. Hiện nay, HĐQT công ty vẫn đang cùng bên kiểm toán làm việc để hoàn thiện báo cáo. Theo đó, báo cáo quý II và bán niên soát xét năm 2023 cũng đang được tiến hành kiểm toán để có thể công bố theo đúng quy định.

Năm 1976, Bộ Y tế Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định thành lập Xí nghiệp Vật tư Y tế Quảng Nam - Đà Nẵng, mục tiêu của xí nghiệp là tiếp nhận viện trợ từ bên ngoài giúp địa phương khắc phục những hậu quả do chiến tranh mang lại.

Đến năm 1986, xí nghiệp đổi sang sản xuất những sản phẩm cơ khí như giường, tủ, bàn,.. và được đổi tên thành Công ty vật tư thiết bị y tế Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến khi 2 tỉnh này được tách ra thành 2 đơn vị hành chính riêng biệt, thì công ty được chuyển giao cho Bộ y tế Việt Nam, sau đó trở thành công ty thành viên của Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam. Dựa theo Quyết định số 34/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ y tế, vào ngày 13/01/1997 công ty được đổi tên thành Công ty trang thiết bị y tế cấp 3 Đà Nẵng.

Đến ngày 12/10/2004, Bộ trưởng Bộ y tế ra Quyết định số 3596/QĐ-BYT đổi tên công ty thành Công ty cổ phần y tế Danameco. Đến tháng 7/2005, Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

co-phieu-dnm-bi-dua-vao-han-che-giao-dich-danameco-da-lam-an-ra-sao-1-1686127001.jpeg

Đến năm 2008, để phù hợp với cơ cấu cũng như cơ chế hoạt động mới của công ty, chính thức đổi thành Tổng công ty cổ phần y tế Danameco. Ngày 23/10/2010, tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Danameco chính thức niêm yết cổ phiếu với mã giao dịch là DNM. Đến ngày 07/12/2012, theo giấy chứng thay đổi đăng ký kinh doanh lần 7, vốn điều lệ của Danameco là 30.143.620.000 đồng tương đương 3.014.362 cổ phiếu.

Theo số liệu thống kê, kết quả kinh doanh của Danameco cũng đạt mức cao kỷ lục với gần 239 tỷ đồng doanh thu và hơn 21 tỷ đồng lợi nhuận trong quý II/2020. Vì trong thời điểm này, nguồn cung sản phẩm y tế còn hạn chế do ít doanh nghiệp đầu tư dòng khẩu trang mới. Các quý tiếp theo, quy mô doanh thu không còn duy trì được mức đỉnh này, giảm xuống còn 207 tỷ đồng (Q3/2020) và 128 tỷ đồng (Q4/2020).

Với hàng loạt khoản chi phí tăng, Danameco thậm chí lỗ hơn 310 triệu đồng trong quý IV. Tuy nhiên, nhìn lại cả năm 2020, Danameco vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh thu tăng 98% đạt 705 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế cũng gấp 3,63 lần năm trước, đạt hơn 31 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2020, các khoản vay của Danameco tổng cộng là 280 tỷ đồng, trong khi đầu năm con số này chưa đến 70 tỷ đồng. Vốn cổ phần của Danameco tính đến ngày 31/12/2020 không đổi ở mức 43,7 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 34%, đạt 116 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn vay của công ty tăng nhanh bởi các khoản vay từ ngân hàng. Tỷ lệ nợ hiện đã tăng từ 59% lên 76%. 

Theo thống kê tài chính năm 2021, doanh thu và lợi nhuận của Danameco trong quý IV/2021 tăng cao so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu thuần tăng 76,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 226 tỷ đồng, cao gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2020. Chi phí bán hàng tăng mạnh từ âm 4 tỷ đồng lên dương 10 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng thêm hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi sau thuế của Danameco vẫn tăng mạnh đạt 16,5 tỷ đồng (quý IV/2020 đạt 331 triệu đồng). 

Kết quả, lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của Danameco giảm 22% so với cùng kỳ, đạt 547 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 19% so với năm 2020, đạt hơn 30 tỷ đồng. 

Còn theo thống kê báo cáo tài chính trong quý III/2022, Danameco ghi nhận doanh thu hơn 57 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn hàng bán cũng giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn doanh thu nên Danameco vẫn lỗ gộp 6,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 30 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng lên hơn 900 triệu đồng, cao gấp đôi cùng kỳ. Chi phí tài chính giảm 17%, xuồng gần 4 tỷ đồng; chi phí thương mại giảm 85%, xuống 1,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí quản lý tăng gần 50% lên 6,5 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty lỗ gần 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 8 tỷ đồng.

Đối với việc lợi nhuận giảm mạnh, Danameco cho biết sở dĩ doanh thu quý III/2022 sụt giảm là do tình trạng dịch bệnh đã được kiểm soát nên các sản phẩm chống dịch bán ra giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị để sản xuất các sản phẩm chống dịch.

Theo thống kê lũy kế 9 tháng, doanh thu của Danameco giảm 23% so với cùng kỳ, đạt 248 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 43 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối tháng 9/2022, tổng tài sản của Danameco tăng 32% so với đầu năm, đạt 725 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn đạt 588 tỷ đồng, tăng 51%, chiếm 81% tổng tài sản.

Tiền và các khoản tương đương tiền giảm một nửa so với đầu năm, còn gần 8,1 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 363 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng hóa giảm nhẹ xuống gần 168 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả đạt mức 627 tỷ đồng, tăng 50%, chiếm 86% cơ cấu nguồn vốn. Tăng chủ yếu ở khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước ngắn hạn. Nợ vay ngắn giảm xuống gần 103 tỷ đồng và nợ vay dài hạn cũng giảm xuống hơn 99 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2020, doanh thu của Danameco đạt hơn 700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 37 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ. Giai đoạn này cổ phiếu DNM cũng tăng khá mạnh, thậm chí là cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HNX trong năm 2020 với 750%. 

Theo báo cáo tài chính năm 2023 được công bố, doanh thu quý I/2023 của Danameco đạt 50,2 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm xuống 23,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 15,2 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn của công ty chiếm chủ yếu là nợ vay với 347 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn lên tới 246 tỷ đồng.

Nợ vay lớn trong khi vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn 74 tỷ đồng đã đặt Danameco vào rất nhiều rủi ro. Bởi tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của công ty này cao hơn tới 25 lần. Riêng nợ ngắn hạn/vốn chủ sở hữu tăng gấp 18 lần.