chuyen-gia-phan-tich-kinh-te-va-thi-truong-tai-chinh-techcombank-nen-kinh-te-viet-nam-trong-quy-i2024-khong-qua-tot-1716011097.jpeg

Ông Nguyễn Hoàng Tùng - Chuyên gia phân tích kinh tế và thị trường tài chính Techcombank

Hôm qua, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã phối hợp tổ chức hội thảo “Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Dệt may 2024”. Hội thảo đã đem lại rất nhiều chia sẻ thiết thực, trực diện và bổ ích về thị trường dệt may trong nước cũng như thế giới.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Tùng - Chuyên gia phân tích kinh tế và thị trường tài chính Techcombank đã có những nghiên cứu ấn tượng về xu hướng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong nhiều năm qua. 

chuyen-gia-phan-tich-kinh-te-va-thi-truong-tai-chinh-techcombank-nen-kinh-te-viet-nam-trong-quy-i2024-khong-qua-tot-9-1716012471.jpeg

Về thế giới

Theo ông Tùng, nước Mỹ luôn được giới phân tích đánh giá rằng "đáng kinh ngạc", vì Mỹ có mức tăng trưởng rất tốt trong bối cảnh lãi suất chính sách của nước này đạt mức cao nhất trong 23 năm.

Vào tháng 12/2023, trước đợt mua sắm dịp giáng sinh và năm mới, có khoảng 20/30 nhà bán lẻ quần áo của Mỹ gặp vấn đề bán hàng, dư thừa hàng tồn kho. Khi đó, những nhà bán lẻ đã đưa ra bàn toán về việc nên giảm từ 40-60% giá mặt hàng, để có thể bán hết hàng tồn kho. Sau khi họ thực hiện, giá trị hàng tồn kho đã giảm xuống, nhưng bây giờ đã tăng trở lại. Doanh số bán lẻ của cửa hàng quần áo, phụ kiện dường như “đi ngang” trong suốt khoảng thời gian vừa rồi và tính đến tháng 3/2024, số liệu này không có mức tăng trưởng so với những tháng trước. "Lạm phát Mỹ không âm, suy ra có thể mức tăng trưởng thực là con số âm, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu của Mỹ", ông Tùng nhận định. 

Tổng nhập khẩu của Mỹ tính đến cuối quý 1 năm 2024 tăng trưởng 1%. Tuy nhiên hàng vật tư tiêu dùng lại tăng trưởng âm. Tổng nhập khẩu liên quan đến tất cả mặt hàng dệt may của Mỹ là 33 tỷ USD, trong đó quần áo cotton chiếm khoảng 13 tỷ USD, dày dép khoảng 4,7 tỷ USD… Đây liệu có phải thực tế chỉ riêng trong ngành may mặc hay toàn bộ nền kinh tế Mỹ? 

Kể từ Quý I/2023, đây là thời điểm đầu tiên tiêu dùng hàng hóa của nước Mỹ tăng trưởng âm. Động lực tăng trưởng của Mỹ từ tiêu dùng rất lớn, nhưng tăng trưởng hàng hóa ở mức âm đã gây ảnh hưởng tương đương. Quý I/2024 dù tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 1.6% nhưng đó là mức chậm nhất kể từ quý III/2022. 

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Tùng, nền kinh tế của Mỹ có thể không suy thoái nhưng sẽ chậm lại, và sẽ bắt đầu bứt phá vào Quý IV/2024. 

Trong khi đó ngành dệt may tại châu Âu vẫn chưa có sự phục hồi rõ ràng. 

chuyen-gia-phan-tich-kinh-te-va-thi-truong-tai-chinh-techcombank-nen-kinh-te-viet-nam-trong-quy-i2024-khong-qua-tot-1-1716011072.jpeg
Ông Nguyễn Hoàng Tùng - Chuyên gia phân tích kinh tế và thị trường tài chính Techcombank

Tại Việt Nam

Theo Fitch Solutions, Việt Nam đứng thứ 5 châu Á và đứng thứ 20 trên thế giới về độ mở kinh tế. Chuyên gia phân tích kinh tế và thị trường tài chính Techcombank cho hay tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng từ bối cảnh thế giới. Năm 2020, Việt Nam chỉ tăng trưởng xuất khẩu 1,8%. Năm 2021 đã tăng trưởng lên đến 10% dựa trên một nền thấp của năm trước. Ngành sản xuất của Việt Nam đã phục hồi nhưng chưa mạnh. Giá trị xuất khẩu của từng mặt hàng trong nhóm may mặc năm nay so với 2023 đã có cải thiện rõ ràng, nhưng chưa quay lại “thời bình” của năm 2022.

Về tín dụng, trong Quý I/2024, Việt Nam tăng trưởng tín dụng đạt 0,3%, đây là minh chứng cho thấy nền kinh tế Việt Nam trong quý vừa qua không quá tốt, ông Tùng đánh giá.

Trong bối cảnh tỷ giá có nhiều áp lực, ngân hàng nhà nước đã điều tiết thanh khoản thị trường trong việc phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO). Từ đó đảm bảo giữ mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cao đủ để hỗ trợ tỷ giá, vừa đồng thời đảm bảo thanh khoản thị trường liên ngân hàng ổn định. 

chuyen-gia-phan-tich-kinh-te-va-thi-truong-tai-chinh-techcombank-nen-kinh-te-viet-nam-trong-quy-i2024-khong-qua-tot-8-1716012183.jpeg
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Cũng tại Hội thảo, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã có sự quan tâm về nguồn lực tài chính mà ngân hàng Techcombank dành cho nền công nghiệp dệt may trong thời gian tới. Đồng thời, ông bày tỏ về mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp dệt may Việt Nam đối với các ngân hàng. Theo đó, ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh rằng những ngân hàng cho vay chỉ cần chọn các dự án, chọn người đứng đầu uy tín sẽ tự tin cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vay. Từ đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và nguồn lực để nâng cao được vị thế trên thị trường xuất khẩu. 

Ông Giang cho rằng nền công nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội trong sự phát triển. Trước đây ngành dệt may Việt Nam chỉ có 56 thị trường xuất khẩu, đến năm 2023 vừa rồi, VN đã xuất khẩu trên 105 thị trường trên toàn cầu, chưa bao giờ VN xuất khẩu lớn như 2023. Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng đặt ra mục tiêu năm 2024 xuất khẩu không dưới 44 tỷ USD, thăng dự thương mại chiếm 51% trong tổng xuất khẩu.