hanghoa2-1705286185.jpegCảng hàng hóa Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN`

Kể từ năm 2006, Trung Quốc luôn xếp ở vị trí số một trong số các nước xuất khẩu vào Mỹ. Nhưng tình hình đang thay đổi. Số liệu từ tháng 1 đến tháng 11/2023 cho thấy Trung Quốc chiếm 13,9% tổng nhập khẩu của Mỹ, trong khi Mexico đạt 15%.

Đây là kết quả được cho nằm trong nỗ lực của Mỹ định hình lại chuỗi cung ứng, thực hiện chiến lược "friend shoring" và “nearshoring”, khuyến khích chuỗi sản xuất dịch chuyển về các quốc gia thân thiện, gần gũi. Theo đó, nhiều công ty đã mở rộng xây dựng nhà máy tại các nước châu Á ngoài Trung Quốc, hoặc tìm đến Đông u hay Mexico, thực hiện mô hình “Trung Quốc +1”.

Tuy nhiên nếu đào sâu hơn dữ liệu, sẽ thấy rằng do quán tính đã hình thành hàng chục năm, các chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào Trung Quốc mà khó dứt ra được ngay. Trong thực tế, nguồn hàng xuất vào Mỹ có thể đến từ Mexico, nhưng gốc gác thực ra là công ty thuộc sở hữu Trung Quốc đặt nhà máy tại nước này.

Theo đánh giá của Bloomberg, trong khi nền kinh tế toàn cầu đang phân mảnh vì sự đối đầu chiến lược giữa các ông lớn và quá trình tái định hình chuỗi cung ứng, nhóm 5 quốc gia đang dần giữ vai trò mắt xích quan trọng nhờ vị trí địa lý và khả năng thúc đẩy thương mại toàn cầu là: Mexico; Ba Lan; Marốc; Indonesia và Việt Nam.

Với tư cách một nhóm, những mắt xích này có tầm quan trọng vượt lên trên các số liệu kinh tế: Họ chiếm 4% GDP toàn cầu, nhưng thu hút hơn 10% FDI greenfield, tương đương 550 tỷ USD, tính từ năm 2017 (thuật ngữ chỉ công ty mẹ đổ vốn thiết lập các cơ sở hoàn toàn mới ở nước ngoài). Nhóm 5 quốc gia này đều có tăng trưởng thương mại với thế giới tăng cao hơn mức chung toàn cầu trong 5 năm qua.

“Có vẻ như các cường quốc kinh tế như Mỹ và Trung Quốc không phải đang tách rời nhau, mà chỉ là kết hợp lại ở những nơi khác mà thôi”, Bloomberg viết.

Nguồn: Bloomberg