Trong sáng nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (sacombank) tổ chức đại hội cổ đông. Khi mở đầu, ông Dương Công Minh nói đến việc tin đồn mới đây và những liên quan đến mâu thuẫn của Đặng Tất Thắng về khoản tín dụng 200 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh chia sẻ tại Đại hội: “Tôi là cổ đông lớn nhất của Sacombank, những tin đồn ảnh hưởng đến tôi cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của Sacombank và cổ đông.”
Không lâu trước đây, vào đầu tháng 4 tài khoản facebook DANGTHANG có đăng tin về ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh vì liên quan đến vụ đại án Vạn Thịnh Phát. Sau đó thông tin này được lan truyền nhanh chóng, dẫn đến cổ phiếu Sacombank bị ảnh hưởng và gây ra làn sóng bán tháo.
"Tôi không liên quan gì đến bà Trương Mỹ Lan và vụ việc này đã có cáo trạng truy tố của Viện kiểm soát và kết luận Tòa án, "tôi không liên quan đến một dấu chẩm, dấu phẩy gì". Tôi khẳng định 100% không liên quan bà Trương Mỹ Lan và vụ Vạn Thịnh Phát, không có liên quan nào đến các cáo trạng," ông Minh nói thêm tin đồn trong sáng nay tại đại hội.
Ông nhấn mạnh “Nguyên nhân của vấn đề này là do khi Sacombank cho Bamboo vay tiền, tôi phải làm cố vấn cho khoản tín dụng của Bamboo không mất vốn. Khi đó, ông Thắng có đòi 200 tỷ đồng cho cá nhân, nhưng sau đó gia đình ông Quyết đã cho ông Thắng nghỉ trước khi nhà đầu tư mới vào đầu tư. Tôi có đề nghị ông Thắng làm việc với đối tác mới.”
Như vậy chuyện này đều liên quan tới khoản tín dụng mà Sacombank “hứa” cấp cho Bamboo Airway để tái cấu trúc nhưng không thực hiện trước đây.
“Nếu có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan tôi không bao giờ ngồi đây được. Tôi đảm bảo với quý vị, trong mọi trường hợp tôi đều hướng về ngân hàng, vì ngân hàng” Vị chủ tịch này nói thêm.
Tại phiên thảo luận vẫn sôi nổi việc chia cổ tức của ngân hàng này, với lời hứa của chủ tịch Dương Công Minh năm 2017 ngân hàng sẽ trả cổ tức trong 5 năm sau. Rồi đến năm 2023 lại chỉnh lại lời nói của mình, cho đến đại hội năm nay 2024 lại đổ cho việc xử lý khoản nợ của ông Trầm Bê.
Từ năm 2017 đến nay, việc cổ đông mua cổ phiếu của Sacombank là khoản mục đầu tư của họ. Nhưng trên hết đầu tư phải có lợi nhuận, qua 7 năm nay cổ tức vốn xa vời với cổ đông.
Vị chủ tịch này luôn phân minh cho việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu,...nhưng vấn đến đang thấy rõ trên báo cáo hàng năm Sacombank có mức lãi khá cao. Trong khi đó việc chi phí cho quản lý, lương thưởng luôn nằm ở mức khá cao hằng năm.
----------------------------
Nguyên văn phần thảo luận:
Đính chính tin đồn với bà Trương Mỹ Lan?
Ông Dương Công Minh: Tôi không liên quan gì đến bà Trương Mỹ Lna và vụ việc này đã có cáo trạng truy tố của Viện kiểm soát và kết luận Tòa án, "tôi không liên quan đến một dấu chẩm, dấu phẩy gì".
Liên quan đến ông Thangdang, một người giả mạo quyết định của Bộ Công An thì có đáng tin không. tôi Khi vào làm cố vấn cho Bamboo Airway thì mục tiêu giải quyết khoản tín dụng tại Sacombank khỏi mất vốn. Khi đó ông Thắng có tìm người giải cứu và có đòi 200 tỷ cho cá nhân. Sau đó ông Quyết cho ông Thắng nghỉ và các nhà đầu tư mới không đồng ý nên ông Thắng nghĩ tôi làm mất quyền lợi ông ấy, do đó thù ghét và nói xấu tôi trên facebook.
Tôi khẳng định 100% không liên quan bà Trương Mỹ Lan và vụ Vạn Thịnh Phát, không có liên quan nào đến các cáo trạng.
Định hướng tăng trưởng tín dụng? Cho vay bất động sản tỷ lệ bao nhiêu?
Tổng dư nợ gần 500,000 tỷ, trong đó khoảng 100,000 tỷ là dư nợ bất động sản, trong đó bất động sản tiêu dùng cá nhân chiếm 60%.
Định hướng tăng trưởng tín dụng 2024, tập trung lĩnh vực xanh, nông nghiệp, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, xuất nhập khẩu, lĩnh vực ưu tiên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. STB không cho vay và không đầu tư vào TPDN.
Vì sao chưa chia cổ tức?
Ông Dương Công Minh: Nếu như hoàn được vốn điều lệ, nợ xấu giảm xuống dưới 3%, thì khi đó mới đủ điều kiện chia cổ tức. Năm nay, sẽ hoàn thành.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Vấn đề cuối cùng để chia cổ tức là phải đấu giá 32% cổ phiếu của ông Trầm Bê. Trong báo cáo giữ lại 18,000 tỷ, cũng tương đương vốn điều lệ. Nội lực tài chính để năm sau chia là cũng chắc chắn.
Sau khi tái cơ cấu, có kêu gọi đối tác chiến lược không?
Hiện nay room 30% ngoại đã hết rồi. Nếu tái cơ cấu thành công sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu, sau đó tăng vốn điều lệ và kêu gọi cổ đông chiến lược.
Dư nợ cơ cấu theo Thông tư 02?
5,055 tỷ, chỉ chiếm 0.98% tổng dư nợ. STB đã trích dự phòng đúng quy định.
Tín dụng quý 1?
Quý 1 đã tăng cho vay 3.7%, dự kiến thời gian tới sẽ làm việc với NHNN để có room tín dụng phù hợp.
Vì sao kế hoạch lợi nhuận 2024 quá thấp?
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – Phó Chủ tịch HĐQT thường trực kiêm Tổng Giám đốc: Chiến lược của STB là phát triển an toàn, bền vững. Kế hoạch xây dựng trên vấn đề thận trọng trên dự báo vốn vay thấp, tín dụng toàn ngành quý 1 chỉ tăng 0.26%, rủi ro nợ xấu cũng tăng, do đó định hướng của STB là đồng hành khách hàng để cung ứng vốn ra thị trường.
Đồng thời, STB cũng tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro, dự kiến trích 4,300 tỷ đồng trong năm 2024.
Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập?
Đã trình NHNN sau 6 tháng, do có nhiều lý do khách quan nên cần thời gian nghiên cứu. Về cơ bản, NHNN đã đồng ý phương án tái cơ cấu của STB, chắc chắn trong năm nay cũng sẽ được phê duyệt. Chúng tôi sẽ đấu giá công khai cổ phiếu của STB.
Khu công nghiệp Phong Phú?
Hiện đã thu nợ 20% trên tổng số tiền đấu giá được. Khu hợp phức công nghệ có những phần chưa đền bù, chưa hoàn thiện, nên việc đấu giá hiện trạng khoản nợ cần thời gian để bên mua nợ có lộ trình thanh lý. Phần còn lại STB sẽ cho khách hàng thời gian hoàn trả trong 2 năm.
Khoản nợ của Phong Phú đã trúng đấu giá thành công.
Khoản nợ của Bamboo Airway có đảm bảo không?
Dư nợ của Bamboo hiện nay là còn 3,583 tỷ đồng. Đối với Bamboo, STB là ngân hàng cho vay vốn, khoản nợ này nằm trong nhóm 1. Đối với việc tái cấu trúc cổ đông, trước đây khoản nợ này được đảm bảo bằng cổ phiếu.
Sau khi nhóm cổ đông mới vào, STB có khuyến nghị đưa bất động sản làm tài sản đảm bảo.
Hiện, khoản nợ của Bamboo được đảm bảo 100% là bất động sản và cổ phiếu. Tài sản có thanh khoản cao.
Dư nợ của CTCP LDG là bao nhiêu?
LDG đang có dư nợ tại STB thuộc nhóm 1, có 689 tỷ đồng.
Vì sao chi phí huy động vốn tăng đột biến?
Trong suốt thời gian tái cơ cấu sau sáp nhập, có nhiều thông tin định chế trong và ngoài nước chưa có xác thực, do đó gần như STB không có huy động vốn từ nước ngoài nhiều, chủ yếu từ dân cư, từ thị tường 1, có tính phân tán cao, chiếm 82%. Do đó, chi phí huy động vốn cao hơn nhưng mang tính ổn định. STB có bước đi thận trọng, do đó chi phí vốn cao hơn cũng phù hợp.
Vì sao không chia cổ tức?
Theo quy định pháp luật phải hoàn được vốn điều lệ, mới tái cơ cấu thành công. Chúng tôi đã xử lý xong khu công nghiệp Phong Phú, đã bán khoản nợ, họ đã thanh toán 1 nửa số tiền mua nợ.
Hiện nay, quan trọng là hoàn vốn điều lệ, thứ hai là xử lý nợ xấu.
Số nợ liên quan ông Trầm Bê phải chờ Chính phủ cho phép, chắc chắn trong năm nay sẽ hoàn thành việc này.
Tại sao HĐQT và BKS, thù lao phải là 1% lợi nhuận?
Thông thường các TCTD đều như vậy, chúng tôi thường chỉ sừ dụng 0.7%. Vì ngân hàng tái cơ cấu nên hoạt động của HĐQT phải chuyên nghiệp mới giải quyết được vấn đề.