chan-dung-ong-nguyen-van-thu-cuu-sep-ngan-hang-khoi-nghiep-nha-dam-va-bai-hoc-den-san-pham-mat-trang-500-trieu-dong-1679756106.jpeg
Ông Nguyễn Văn Thứ - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực Phẩm G.C - G.C Food. Ảnh Vnexpress

CEO Nguyễn Văn Thứ đưa cây nha đam đi khắp thế giới

Hiện nay, khi nói đến ông Nguyễn Văn Thứ người ta sẽ nhớ đến câu chuyện cây nha đam và G.C Food.

Nhưng ít ai biết trước khi ông Nguyễn Văn Thứ trở thành Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực Phẩm G.C - G.C Food vào năm 2011 với hoạt động chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc từ nha đam, dừa; trong giai đoạn năm 2008 - 2010, ông Nguyễn Văn Thứ đang là sếp của một ngân hàng lớn tại TP.HCM cùng với mức thu nhập mà nhiều người vẫn mơ ước. Trong muốn chuyến đi thực địa tại một số địa phương miền Trung, ông Nguyễn Văn Thứ đã chứng kiến cảnh cây nha đam bị nhổ bỏ dù đang trong tình trạng tươi xanh.

Ông Thứ đã thấy xót xa khi chứng kiến những cảnh này, ông nảy ra ý tưởng chế biến thực phẩm từ cây nha đam, với mong muốn giúp người nông dân có nguồn thu nhập ổn định hơn.

Ông Nguyễn Văn Thứ quyết định nghỉ việc tại ngân hàng, bằng tầm nhìn của dân tài chính, ông Thứ bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, và trong một lần đi Nhật Bản công tác, ông Thứ đã có một cuộc trò chuyện và biết rằng tại Nhật cây nha đam rất được ưa chuộng.

Đến năm 2011, ông Nguyễn Văn Thứ đã dùng số vốn là 2 tỷ đồng (đây là tiền ông để giành và vay thêm ngân hàng) quyết định lập nên công ty riêng cũng là Công ty G.C Food hiện nay. Ông Thứ đã thuê một nhà xưởng tại khu công nghiệp Giang Điền - Đồng Nai để làm xưởng sản xuất nha đam. Còn vùng đất Phan Rang - Ninh Thuận với khí hậu ấm nóng thích hợp để làm nơi trồng và phát triển cây nha đam.

Công ty G.C Food là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nha đam thành phẩm, vì vậy trong những năm đầu hoạt động G.C Food đã được các hãng nước giải khát và các công ty lớn trong nước như Nutifood, Vinamilk đặt hàng.

Năm 2013, với mong muốn mang nha đam đi khắp thế giới mà khu vực ông Thứ tính đến đầu tiên chính là Nhật Bản, sau khi hoàn thành quy trình và đạt tiêu chuẩn Nhật Bản ông Thứ đã cho cho hàng trăm tấn nha đam thành phẩm xuất khẩu qua thị trường này. Tuy nhiên, đã có sự cố xảy ra bên đối tác báo nha đam bị ngả vàng, tỷ lệ lúc này là 3%. Bên đối tác đã yêu cầu G.C Food đền hợp đồng nhưng ông Thứ đã đưa ra phương pháp giải quyết thuyết phục là phân loại lại đơn hàng, ông đã bay ngay sang Nhật để cùng phân loại hàng với đối tác.

Một tuần sau, bên đối tác báo nha đam bị ngả vàng tới 5% đơn hàng. Lúc này ông Thứ xin được nhập lại lô hàng và xác định mất trắng hơn 500 triệu đồng.

Trải qua nhiều khó khăn, năm 2014 Tổng giám đốc G.C Group ông Nguyễn Văn Thứ quyết định xây nhà máy sản xuất ngay tại Ninh Thuận và áp dụng phương pháp công nghệ, quy trình theo tiêu chuẩn khắt khe nhất của Nhật Bản.

chan-dung-ong-nguyen-van-thu-cuu-sep-ngan-hang-khoi-nghiep-nha-dam-va-bai-hoc-den-san-pham-mat-trang-500-trieu-dong-1-1679756175.jpeg

Sau 5 năm, G.C Food đã thành công xuất khẩu đơn hàng qua Hàn Quốc, Nhật Bản với tỷ lệ rủi ro bằng 0. Những đối tác lâu năm của G.C Food thường gọi ông Thứ bằng cái tên thân thiết “Mr. Nha đam”.

Thành tích mà G.C Food đã đạt được trong những năm qua.

G.C Food đã công bố bản báo cáo tài chính năm 2022, cho thấy doanh thu năm 2022 đạt 191,7 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng đạt 147 tỷ đồng tăng 19,5% so với năm 2021 (123 tỷ đồng).

Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của G.C Food tăng từ 12,9 tỷ đồng (năm 2019) lên 20,3 tỷ đồng, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, chi phí tài chính đạt 16,4 tỷ đồng so với 5,4 tỷ đồng năm 2021, tăng lên gấp 3 lần. Chi phí bán hàng tăng 35% cùng phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 21%

Theo đó, tổng tài sản của G.C Food đã tăng 14,9%, đạt 430 tỷ đồng. Chi phí hàng tồn kho giảm 2,3%, còn 851 triệu đồng. Nợ phải trả tăng 40,2% với mức 129,2 tỷ đồng.