276016020-1300328143799017-4976564695512074071-n-1648176736.jpg
Ma trận nhân tài


- Nhóm 1 (Thỏ trắng): Những người có hiệu suất làm việc thấp, tiềm năng phát triển cao. Họ thường là sinh viên ra trường, có định hướng rõ ràng, thái độ tốt nhưng kỹ năng còn yếu. Các doanh nghiệp tiếp nhận nhóm nhân sự này cần đào tạo, huấn luyện.

- Nhóm 2 (Chó săn): Những người có hiệu suất làm việc cao, tiềm năng phát triển cao. Trong doanh nghiệp, lãnh đạo chính là “Chó săn” đầu đàn.

- Nhóm 3 (Chó hoang): Những người có hiệu suất làm việc cao nhưng tiềm năng phát triển thấp. Đối tượng này thường có tư duy kinh nghiệm, cố định và thiếu ý thức học hỏi. Họ tập trung vào mục tiêu của cá nhân hơn là mục tiêu đội nhóm, giống như những chú “Chó hoang”.

- Nhóm 4 (Zoombie/Quả táo thối): Những người có hiệu suất làm việc thấp và tiềm năng phát triển thấp. Đây là nhân sự thiếu cả năng lực và thái độ, không những không làm được việc mà thậm chí còn lôi kéo, chia rẽ sự đoàn kết. Họ giống như những con zoombie hay quả táo thối, lây lan văn hóa tiêu cực tới người khác.

==============

Hiệu suất và tiềm năng thôi chưa đủ!!!

Nhóm nhân sự số 2 hay còn gọi là nhóm Chó Săn lại được chia làm 4 nhóm:
- Giá trị cốt lõi đi ngược với giá trị công ty, nhóm này có năng lực nhưng có thể phá công ty một cách tàn bạo. Khi ra đi có thể lôi kéo nhân sự, nói xấu doanh nghiệp, thậm chí là tách ra để thành đối thủ cạnh trạnh trực tiếp.
- Giá trị cốt lõi phù hợp với giá trị doanh nghiệp thấp
- Giá trị cốt lõi phù hợp 50% giá trị doanh nghiệp
- Giá trị cốt lõi đồng bộ với giá trị doanh nghiệp

Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi “có nên giao cho người hiệu suất làm việc cao-tiềm năng cao vào những vị trí chủ chốt trong công ty hay không”
Thường những nhân sự đạt tiêu chuẩn này là nhân sự được phát triển đào tạo từ chính trong doanh nghiệp mà ra và có giá trị cốt lõi, tầm nhìn với lãnh đạo doanh nghiệp.

Đối với người lãnh đạo, 3 tiêu chí để lựa chọn nhân sự ở lại, cùng đồng hành với doanh nghiệp thời khủng hoảng bao gồm: sự phù hợp với văn hóa; hiệu suất – hiệu quả làm việc và có khả năng thích nghi với sự thay đổi.

==============
Và phần còn lại là PHẦN GỐC CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ đó chính là “LÃNH ĐẠO” vì lãnh đạo là người tạo ra Văn Hóa, Tầm Nhìn & Sứ Mệnh của doanh nghiệp. Người ta nói dạy người khác thì dễ, dạy mình mới khó. Tu thân là phần khó nhất, nếu quản trị được bản thân sẽ quản trị được mọi thứ ở bên ngoài. 10 năm làm quản trị mình mới thấm một câu từ nghiên cứu của Forbes: “Không có doanh nghiệp thất bại, chỉ có lãnh đạo doanh nghiệp làm cho nó thất bại”. Sau đây mình xin chia sẻ thêm 3 điều kiện để trở thành lãnh đạo từ trường kinh doanh Harvard.

– Thứ nhất là nhân cách, tạo dựng lòng tin cho cấp dưới. Nếu Lãnh Đạo không nhận được lòng tin và sự tôn kính thì không thể phát huy được ảnh hưởng của mình.

– Thứ hai là khả năng phán đoán. Nếu có nhân cách nhưng không thể đưa ra những quyết định đúng đắn thì không đủ tư chất để làm lãnh đạo.

– Thứ ba là trực quan nhạy bén. Đó là năng lực sắc bén, nhanh nhạy để hiểu rõ sự việc, hiện tượng. Cần có năng lực cảm nhận và thấu hiểu mới có thể thích ứng và đối phó trong mọi hoàn cảnh. Đặc điểm của các Nhà Lãnh Đạo có những tố chất này là: chân thật, đạo đức, dũng khí. Một nhà Lãnh Đạo thành công là người có tầm nhìn, niềm tin vững chắc, nhiệt huyết đối với công việc, có lòng nhẫn nại, kiên trì và trách nhiệm để thực hiện đến cùng công việc mình đảm nhận.

Trong thời kỳ khủng hoảng như dịch Covid, chủ doanh nghiệp phải đảm bảo được 2 điều. Thứ nhất, giữ được nhân sự để đảm bảo dòng tiền, nuôi sống tổ chức qua khó khăn. Thứ hai, quan trọng hơn nữa, giữ được nhóm nhân tài cốt lõi, chính là những Chó săn, để họ đi với doanh nghiệp trên đường dài.

Nhưng không phải chó săn nào cũng phù hợp và giúp công ty phát triển.

Tổng kết lại, 3 tiêu chí để lựa chọn nhân sự ở lại, cùng đồng hành với doanh nghiệp thời khủng hoảng bao gồm: sự phù hợp với văn hóa; hiệu suất – hiệu quả làm việc và có khả năng thích nghi với sự thay đổi.

Nguồn: HBR & Cafebiz
Bài viết hay nên mình share lại, hi vọng ae đọc nhận ra được điều gì đó…