GreendFeed chỉ là một trong những công ty trong hệ sinh thái nông nghiệp nghìn tỷ của doanh nhân Lý Anh Dũng. Dù quy mô còn khá khiêm tốn so với các “đại gia” cùng ngành như Masan Meatlife hay Dabaco song lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của Greenfeed Việt Nam lại có sự vượt trội. Greenfeed từng nhận được sự đầu tư của 1 quỹ đầu tư nước ngoài là DWS Vietnam Fund Limited. Năm 2019 quỹ đầu tư này đã thoái vốn khỏi GreenFeed và thu về khoản lợi nhuận 781,4 tỷ đồng và 15,0 triệu USD cổ tức từ Greenfeed.

vbi-34-1616739929.jpg
 

Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, The International Finance Corporation (IFC), thành viên thuộc World Bank, đang cân nhắc một khoản đầu tư tài chính trị giá 180 triệu USD đối với Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam (Greenfeed Việt Nam). Vậy doanh nghiệp này có gì hấp dẫn thành viên của World Bank đầu tư?

screenshot-1-1616737736.jpg
Bản tin trên DealstressAsia

Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam do doanh nhân Lý Anh Dũng sáng lập vào năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

Tới nay, doanh nghiệp này đã có hệ thống 10 nhà máy tại Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Lào được trang bị công nghệ sản xuất từ Mỹ và Châu Âu, với tổng công suất trên 2 triệu tấn sản phẩm hàng năm. Sản phẩm thức ăn của Greenfeed Việt Nam được phân phối bởi hệ thống trên 3.000 đại lý và các trang trại mua trực tiếp.

Năm 2020, Tập đoàn GreenFeed được Forbes Việt Nam số phát hành tháng 8/2020 vinh danh trong Top 50 thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam năm 2020, và thuộc Top 3 ngành Sản phẩm nông nghiệp và Phụ trợ.

87454004-3823802090970771-8911615328799162368-n-1616737746.jpg
Ban lãnh đạo Greenfeed

Không chỉ có thức ăn chăn nuôi, công ty này cũng lấn sân sang lĩnh vực chăn nuôi với hàng loạt trang trại chăn nuôi. Để có thể cạnh tranh với thịt heo nhập từ Châu Âu và Bắc Mỹ, GREENFEED đã đầu tư 50 triệu đô la xây dựng hệ thống trại heo giống hạt nhân, cụ kỵ ông bà, không ngừng ứng dụng và cập nhật các công nghệ chăn nuôi tiên tiến nhất để giảm giá thành.

Để hoàn thiện chuỗi 3F, hồi năm 2018 mảnh ghép cuối cùng  là “Nhà máy Chế biến Thực phẩm Đồng Nai” khép kín chuỗi thực phẩm sạch 3F Plus của GreenFeed Việt Nam cũng được khánh thành ở Đồng Nai. Cũng trong năm 2018 GreenFeed thành lập công ty thực phẩm Feddy với thương hiệu thịt sạch G. Sau hơn 1 năm ra mắt đã giới thiệu hơn 90 sản phẩm thịt mát và sản phẩm chế biến đến người tiêu dùng, có mặt ở hơn 3.000 điểm bán trên toàn quốc và kênh bán hàng E -commerce. Thương hiệu G được xếp hạng 4 trong top 10 công ty thực phẩm uy tín năm 2019. Hiện công ty này do Lý Anh Duy Quang, con trai ông Lý Anh Dũng phụ trách.

green-feed-4448-1616738400.jpeg
Nhà máy GreenFeed

Đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Greenfeed Việt Nam đã đạt trên 4.900 tỉ đồng, tăng gần 43% so với thời điểm cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu chiếm gần một nửa tổng tài sản, ở mức 2.306 tỉ đồng.

Quy mô liên tục được mở rộng tuy nhiên kết quả kinh doanh lại có dấu hiệu thụt lùi qua từng năm. Sau năm 2016 ghi nhận kết quả ấn tượng với 10.034 tỉ đồng doanh thu và 701 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, các chỉ tiêu kinh doanh của Greenfeed Việt Nam liên tục sụt giảm trong 2 năm 2017 và 2018.

Tăng trưởng dương trở lại vào năm 2019 khi doanh nghiệp này lãi sau thuế 512 tỉ đồng, tăng gần 52% so với năm trước dù doanh thu gần như chỉ đi ngang từ năm 2017, đạt mức 9.445 tỉ đồng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này vẫn còn thấp hơn lần lượt 27% và 6% so với kết quả đạt được năm 2016.

Greenfeed từng nhận được sự đầu tư của 1 quỹ đầu tư nước ngoài là DWS Vietnam Fund Limited. Cụ thể năm 2010 DWS Vietnam Fund Limited đầu tư 9,5 triệu USD vào Greenfeed và đây chính là một nguồn lực quan trọng khiến công ty của ông Lý Anh Dũng có nền tảng tài chính để mở rộng phát triển như ngày nay.

Tuy nhiên, vào tháng 9 năm ngoái Quỹ này đã rút vốn và bán lại khoản đầu tư này với giá 930 tỷ đồng. Quỹ này dự kiến ​​sẽ nộp thuế 158,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 781,4 tỷ đồng. Trong gần 10 năm đầu tư Quỹ này cũng đã nhận được khoảng 15,0 triệu USD cổ tức từ Greenfeed.

Theo tính toán dựa trên mức định giá của Vietnam Phoenix Fund Limited (tiền thân là DWS Vietnam Fund Limited) vào năm 2019 khi thoái vốn khỏi GreenFeed, công ty này được định giá khoảng 220 triệu USD. Cụ thể, tính đến ngày 30.6.2019, số cổ phần 17,9% của DWS Vietnam Fund Limited trong Greenfeed được định giá là 39,9 triệu USD.

Theo Vietnam Phoenix Fund Limited mức định giá này giảm đáng kể do Greedfeed chịu rủi ro liên quan đến sự phát triển chung của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam cũng như việc thực hiện các kế hoạch mở rộng và kinh doanh của công ty.


Greenfeed Việt Nam: DN thức ăn chăn nuôi mà IFC muốn rót 180 triệu USD có gì hấp dẫn? ảnh 1

 

Quy mô nhỏ, lợi nhuận to

Dù liên tục mở rộng qua từng năm, quy mô của Greenfeed Việt Nam vẫn còn tương đối khiêm tốn so với các “đại gia” cùng ngành đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Masan Meatlife hay Dabaco.

Tổng tài sản tính đến cuối năm 2019 của doanh nghiệp này chỉ bằng phân nửa so với Dabaco và tương đương khoảng 1/3 so với Masan Meatlife. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm cũng thua xa so với con số 7.523 tỉ đồng của Masan Meatlife và 3.026 tỉ đồng của Dabaco.

Greenfeed Việt Nam: DN thức ăn chăn nuôi mà IFC muốn rót 180 triệu USD có gì hấp dẫn? ảnh 2

Khó có thể so bì về mặt quy mô, song lợi nhuận của Greenfeed Việt Nam lại ấn tượng hơn nhiều so với Masan Meatlife và Dabaco.

Năm 2019, Greenfeed Việt Nam thu về 512 tỉ đồng lãi ròng trong khi lợi nhuận của Masan Meatlife và Dabaco chỉ tương ứng ở mức 370 tỉ đồng và 305 tỉ đồng. Nhờ đó, các chỉ tiêu sinh lời của doanh nghiệp này cũng vượt trội với ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) đạt 10,4% và ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) đạt 22,2%.

Hê sinh thái của ông Lý Anh Dũng

Mặc dù là một tập đoàn lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, nhưng GreendFeed chỉ là một trong những công ty trong hệ sinh thái của doanh nhân Lý Anh Dũng. Ngoài Greenfeed ông Lý Anh Dũng còn là chủ tịch Công ty TNHH Thương Mại Quang Dũng, một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1999, chuyên kinh doanh các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Có lẽ sẽ không ai biết đến cái tên Quang Dũng nếu như công ty này không bắt tay hợp tác  Tập đoàn Bunge (Mỹ) để thành lập nhà máy Bunge Việt Nam có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD vào năm 2011. Với công suất sản xuất lên tới 2.500 tấn khô dầu đậu nành/ngày, nhà máy này đủ khả năng cung ứng 30% sản lượng khô dầu đậu nành mà Việt Nam phải nhập khẩu mỗi năm và còn có thể xuất khẩu sang các quốc gia lân cận.

Thực tế, đối tác Bunge của Quang Dũng là một tập đoàn kinh doanh nông nghiệp rất lớn trên thế giới, có doanh thu lên tới 61 tỉ USD vào năm 2013. Tại Việt Nam, tập đoàn này được cho là đang nắm tới 40% lượng nguyên liệu đầu vào của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, Bunge cũng đã mua lại 50% cổ phần ở Cảng Phú Mỹ (Vũng Tàu).

69406164-2478802295688684-3272311449401163776-o-1616737746.jpg
ông Lý Anh Dũng 


Hồi năm 2016, Tập đoàn Bunge  cho biết họ sẽ bán 45% cổ phần tại Nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam cho Wilmar, tạo thành một liên doanh mới giữa ba công ty. Theo đó, Bunge và Wilmar sẽ cùng giữ số cổ phần bằng nhau là 45%, 10% còn lại sẽ vẫn do Công ty Quang Dũng nắm giữ.

Thương vụ này thiết lập sự hợp tác chiến lược giữa ba công ty hàng đầu trên thị trường dầu thực vật và thức ăn chăn nuôi, mở ra tiềm năng phát triển bền vững bằng việc liên kết năng lực ép dầu lớn từ “thượng nguồn”  của Bunge đến kinh nghiệm tại “hạ nguồn” về tinh luyện dầu thực vật và kinh doanh hàng tiêu dùng của Wilmar, cũng như việc sản xuất và tiếp thị các mặt hàng nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của Quang Dũng và Greenfeed.

Liên doanh sẽ tạo thành một mô hình hoạt động khép kín từ nguồn cung đến kinh doanh dầu thực vật tại Việt Nam – một trong những thị trường có tốc độ phát triển rất tốt tại châu Á – cũng như tăng khả năng tham gia vào ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi cũng đang rất phát triển tại đây.

Ông Lý Anh Dũng sinh năm 1966 và chưa từng xuất hiện trên truyền thông. Tuy nhiên, triết lý kinh doanh của ông chủ Tập đoàn Greenfeed Lý Anh Dũng phần nào được hé lộ qua những thông điệp trên bản truyền thông nội bộ của công ty này.

Cụ thể: Tôi muốn nhấn mạnh đến sức mạnh nội tại to lớn mà chúng ta đang có, đó là giá trị xuyên suốt mà 16 năm qua chúng ta luôn gìn giữ, tinh thần cam kết với chất lượng và dịch vụ một cách thật thà, tâm huyết nhất. Từng hạt cám chúng ta sản xuất ra- từng con giống và dịch vụ tư vấn đến người chăn nuôi, từng sản phẩm thịt mát sạch ngon thật thà – đó là những giá trị sẽ đưa chúng ta vượt lên trên bất kỳ biến động thị trường nào, để luôn tìm thấy cơ hội trong thách thức. Tôi đặt niềm tin vào sự thật thà gửi trọn tâm huyết của mỗi con người GREENFEED.