Tiểu sử bà Trương Thị Thanh Thanh

chan-dung-ba-truong-thi-thanh-thanh-chi-gai-ong-truong-gia-binh-me-chong-cua-vo-cu-ca-si-quang-dung-1-1685465944.jpeg

Bà Trương Thị Thanh Thanh sinh 01/09/1951 tại Đà Nẵng. Bà Thanh Thanh từng tốt nghiệp Khoa Vật lý Phân tử Đại học Tổng hợp Bacu - Liên Xô cũ nay thuộc Azerbaijan năm 1974, khoa Quản trị kinh doanh Trường Amos Tuck, Mỹ vào tháng 07 năm 2000. Trước khi gia nhập FPT (vào năm 1990, ở vị trí kế toán trưởng đầu tiên của Chi nhánh FPT thành phố Hồ Chí Minh), bà là giảng viên Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ nay là Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (từ năm 1974 – 1976) và là giảng viên chính Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh nay là Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 1976 – 1995).

Tóm tắt quá trình công tác của bà Thanh:
- Từ năm 1974 đến năm 1976 : Giảng viên, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Từ năm 1982 đến năm 1986 : Cộng tác viên khoa học, Viện xúc tác, Khu Hàn lâm Viện, Liên Xô.
- Từ năm 1989 đến năm 1990 : Cộng tác viên khoa học, Viện xúc tác, Boston, Mỹ.
- Từ năm 1976 đến năm 1995 : Giảng viên chính, Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 1995 – 2006, bà Thanh Thanh là Phó Giám đốc Chi nhánh FPT thành phố Hồ Chí Minh và Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT (2002-2006).

- Từ năm 2006 : Phó chủ tịch HĐQT Công ty FPT
- Từ năm 2006 đến ngày 14 tháng 04 năm 2012 : Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT

chan-dung-ba-truong-thi-thanh-thanh-chi-gai-ong-truong-gia-binh-me-chong-cua-vo-cu-ca-si-quang-dung-1685465917.png

Chồng của bà Phạm Thị Thanh Thanh là ông Nguyễn Đức Tiến. Được biết, ông Tiến sinh năm 1950. Ông từng tốt nghiệp Khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Nước Cộng hòa Azerbaijan (thuộc Liên Xô cũ) năm 1974 và hoàn thành luận án Phó Tiến sĩ ngành hóa học chuyên ngành hóa lý tại Phân viện Hàn lâm khoa học Liên Xô tại Siberia năm 1986. Ông cũng từng là cán bộ nghiên cứu khoa học tại Phân viện khoa học Việt nam, Tp.HCM (1975-1983) và là cán bộ viện hóa học thuộc viện khoa học Việt nam tại Tp.HCM (1986-1989). Từ năm 1990 đến nay ông Nguyễn Đức Tiến công tác tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Trung tâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Hiện nay, ông cũng là thành viên Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT.

Bà Thanh và chồng có với nhau hai cậu con trai. Cậu con lớn là Nguyễn Đức Hải, sau Hải là một cậu em trai. Đức Hải sinh năm 1978 ở TPHCM. Đến năm 1982, Đức Hải theo vợ chồng bà Thanh tới Liên Xô (cũ) khi ông bà sang đây học tập. Trở về Việt Nam, Nguyễn Đức Hải học ở trường chuyên Lê Hồng Phong. Đức Hải tốt nghiệp Đại học với bằng kỹ sư  điện tử viễn thông, Sau đó, Nguyễn Đức Hải tham gia kinh doanh, đến năm 2007, Nguyễn Đức Hải sang Mỹ học lấy bằng Quản trị Kinh doanh tại Đại học Georgetown, Washington, DC. Năm 2009, anh trở về nước làm việc ở một quỹ đầu tư và tiếp tục những dự án riêng. Năm 2012 Nguyễn Đức Hải kết hôn với hoa hậu Jennifer Phạm. Được biết, Jennifer Phạm là vợ cũ của ca sĩ Quang Dũng, nhưng vào năm 2007 và cả hai “đường ai nấy đi” vào năm 2009 sau khi có chung một con trai tên là Bảo Nam. Khi tái hôn với con trai bà Trương Thị Thanh Thanh, Jennifer Phạm chính thức trở thành con dâu của bà.

Bà Thanh Thanh sở hữu khối tài sản thế nào?

chan-dung-ba-truong-thi-thanh-thanh-chi-gai-ong-truong-gia-binh-me-chong-cua-vo-cu-ca-si-quang-dung-1-1685465930.png

Năm 2006, thị trường chứng khoán sôi sục, ông Trương Gia Bình (em của bà Trương Thị Thanh Thanh), khi ấy là Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT trở thành tâm điểm khi nhận danh hiệu người giàu nhất sàn chứng khoán đầu Việt Nam đầu tiên. Nhiều sếp lớn của FPT cũng nằm trong danh sách này nhưng tất cả đều lu mờ trước cái tên Trương Gia Bình. Tuy nhiên, dù đứng ở vị trí thấp hơn các sếp lớn FPT, nữ đại gia Trương Thị Thanh Thanh vẫn được chú ý vì là chị gái của ông Trương Gia Bình. Tại thời điểm đó, bà Thanh nắm giữ chức vụ phó Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Trước khi trở thành doanh nhân, bà Thanh là giảng viên của các trường đại học hàng đầu Việt Nam.

Theo miêu tả trong báo cáo thường niên của FPT, "Bà Thanh là người đầu tiên bắt tay xây dựng Chi nhánh FPT TPHCM. Bà luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội và từ thiện của FPT". Với những đóng góp lớn lao cho FPT, bà Thanh được nắm giữ số lượng cổ phiếu FPT tương đối lớn. Năm 2006, với 576,8 tỷ đồng, cổ phiếu FPT giúp bà Thanh đứng ở vị trí 19. Chỉ 1 năm sau, cổ phiếu FPT không giữ được những ngôi vị cao cho chị em đại gia họ Trương. Trong khi ông Bình rơi từ ngôi vị quán quân xuống vị trí thứ 7 thì bà Thanh rớt xuống khỏi Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán ngày càng đón nhận thêm nhiều đại gia mới như Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến nên cái tên Trương Thị Thanh Thanh không còn để lại nhiều dấu ấn. Khối tài sản của bà Thanh ngày càng đi lùi khi đưa lên bàn cân so sánh với các đại gia khác.

Năm 2010, bà Thanh thậm chí còn rớt xuống thứ hạng 71. Sang 2011, bà Thanh vươn lên vị trí 50. Thứ hạng này chưa đủ sức khiến bà Thanh "nóng" trở lại trong lòng giới đầu tư. Tới năm 2012 và 2013, bà Thanh vẫn rất khiêm tốn với thứ hạng 69 và 57.

Cuối năm 2013, giá trị cổ phiếu FPT mà bà Thanh đạt 207,824 tỷ đồng. Đây là con số khổng lồ với đại bộ phận người dân Việt Nam nhưng lại khiêm tốn hơn nhiều so với tài sản của một số nữ đại gia khác. Vì vậy, cuối 2013, bà Thanh chỉ đứng ở vị trí 17 trong Top 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Hiện tại, bà Thanh đang nắm giữ trong tay 16.500.920 cổ phiếu FPT (tính đến ngày 31/12/2022) và 1.111.717 cổ phiếu FOX (tính đến ngày 30/06/2021). Giá trị quy đổi hiện tại rơi vào  khoảng hơn 1451 tỷ đồng.