case-mcdonalds-nga-mo-hinh-sieu-cap-bat-chap-rui-ro-1705991181.jpeg
 

McDonald’s không bán bánh burger, nó là công ty BĐS. Tài sản chính ngoài dòng doanh thu từ bán bánh, từ nhượng quyền, dòng tiền cực lớn từ McDonald’s đến từ các BĐS sở hữu của McDonald’s và bắt các chi nhánh nhượng quyền ký kết thuê lại khi mua NQ

1. Thị trường Nga: Trong khoảng năm 2015-2022, McDonald’s đã gia tăng từ 500 cửa hàng lên 853 chi nhánh. Thậm chí kể cả trong mùa dịch Covid-19, chuỗi đồ ăn nhanh này vẫn mở thêm đến 55 cửa hàng, cả ở những nơi như vùng viễn đông Siberia lạnh giá. “Nếu bạn không thể đến Mỹ thì hãy đến McDonald’s” là một câu quảng cáo nổi tiếng trên tivi của McDonald thời đó.

2. Biến động chính trị: Sau những biến động chính trị, McDonald’s đã phải bán lại toàn bộ chi nhánh cũng như tài sản của mình ở Nga lại cho Alexander Govor, một ông trùm ngành khai khoáng. Hiện giờ cửa hàng nổi tiếng tại Moscow của họ đã đổi tên thành Vkusno—i Tochka và vẫn bán đồ ăn nhanh, nhưng không phải cái tên McDonald’s.

3. Lovemarks: Khi McDonald’s tuyên bố sẽ tạm ngừng kinh doanh vào ngày 8/3/2022 và khách hàng chỉ có khoảng 1 tuần nữa để thưởng thức thương hiệu này, cả một đoàn dài thực khách đã xếp hàng để tích trữ những chiếc bánh hamburger, điều chưa từng thấy kể từ đầu thập niên 1990. Hàng loạt những hình ảnh về việc mọi người tích trữ hàng chục chiếc hamburger cất tủ lạnh tràn lan trên mạng xã hội ở Nga.

4. Dòng tiền: Kể cả khi giữ phí nhượng quyền thấp hoặc phải từ bỏ thị trường thì McDonald’s vẫn thu lại được khoản lời lớn từ việc buôn đất. Báo cáo năm 2022 cho thấy McDonald’s sở hữu đến 84% số nhà hàng họ mở tại Nga, tiền thu được từ cho thuê vẫn thoải mái và thương hiệu này được giới truyền thông đánh giá là một trong những tập đoàn sở hữu nhiều bất động sản nhất thị trường Nga.

Cạnh tranh bằng sản phẩm là cấp độ thấp. Cạnh tranh bằng mô hình đỡ rủi ro hơn nhiều. Hỏi mấy "thằng" Trung Quốc qua đây cafe có gì ngon không? Well, đó là câu hỏi sai...

www.facebook.com/TungPiz/