tai-sao-ngon-the-ma-mcdonalds-lai-roi-nga-1677468284.png
 

1. Chiến dịch thâm nhập thị trường: Slogan chiến dịch quảng cáo của McDonald’s khi chào sân nước Nga (lúc đó còn tên là Liên Xô): ““Nếu bạn không thể đến Mỹ thì hãy đến McDonald’s”. Vào thời kỳ đầu, lượng người xếp hàng mua bánh của McDonald’s đông gấp 4 lần so với lượng người vào viếng lăng Lenin, ngày khai trương có tới 30.000 người.

2. Trở thành biểu tượng văn hóa: Cửa hàng đầu tiên của McDonald’s tại thủ đô Moscow vẫn là một địa điểm thăm quan của nhiều du khách cũng như biểu tượng cho tập đoàn này ở Nga. Không chỉ là chi nhánh đầu tiên được mở năm 1990 tại Liên Xô rồi Nga sau này mà đây còn là cửa hàng đông khách nhất thế giới của McDonald’s trong nhiều năm.

3. Gia tăng độ phủ: Trong khoảng năm 2015-2022, McDonald’s đã gia tăng từ 500 cửa hàng lên 853 chi nhánh. Thậm chí kể cả trong mùa dịch Covid-19, chuỗi đồ ăn nhanh này vẫn mở thêm đến 55 cửa hàng, cả ở những nơi như vùng viễn đông Siberia lạnh giá.

Có thể là hình ảnh về 1 người và bánh burger

4. Thoái trào và rút lui? McDonald’s đã phải bán lại toàn bộ chi nhánh cũng như tài sản của mình ở Nga lại cho Alexander Govor, một ông trùm ngành khai khoáng. Hiện giờ cửa hàng nổi tiếng tại Moscow của họ đã đổi tên thành Vkusno—i Tochka

5. Brand Love = Thương hiệu được yêu: Ngày McDonald’s tuyên bố ngừng kinh doanh, cả một đoàn dài thực khách Nga đã xếp hàng để tích trữ những chiếc bánh hamburger mang về cất tủ lạnh, điều chưa từng thấy kể từ đầu thập niên 1990...

6. Mô hình kinh doanh thực sự: McDonald’s không phải một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thuần túy mà là một công ty bất động sản. Tài sản chính của hãng ngoài thương hiệu thì là những khu bất động sản được tập đoàn thu mua rồi bắt các chi nhánh nhượng quyền ký kết thuê lại. (Nguồn CafeBiz & Bloomberg)

Nhiều người chắc cũng như mình, thắc mắc tại sao "ngon" thế mà McDonald's lại rời Nga? Theo thông cáo từ McDonald’s: “Việc tiếp tục kinh doanh tại Nga không còn phù hợp, và không đồng nhất với những giá trị của McDonald's” chủ yếu vì những “khủng hoảng nhân đạo” và “môi trường bất ổn” từ cuộc chiến tranh Ukraine

Và bảo là "từ bỏ" nhưng thực sự Mô hình KD của Mc Donald's khiến brand này vẫn kiếm được tiền từ thị trường Nga và có thể căm-bách bất cứ khi nào. McDonald’s vẫn thu lại được khoản lời lớn từ việc buôn đất vì brand sở hữu đến 84% số nhà hàng họ mở tại Nga. Mc không chỉ bán bánh burger mà còn là một trong những tập đoàn sở hữu nhiều bất động sản nhất thị trường Nga

=> Rời bỏ một thị trường béo bở vì niềm tin của mình (không phán xét đúng hay sai) cũng là một sự dũng cảm rất… Anyway quả là một trong những tập đoàn sở hữu nhiều BĐS nhất ở Nga cũng cho thấy a McDonald's cũng bá đạo rất, hat off McDonald's...

Tác giả: Hoàng Tùng - Founder Chuỗi Pizza Home và Bếp trên mây Cloud Cook