Bitcoin hiện đang giao dịch ở mức 42.118,73 USD, cao hơn khoảng 8% vào lúc 6:30 sáng theo giờ ET, theo dữ liệu từ CoinDesk. Các loại tiền điện tử khác như ether cũng cao hơn rất nhiều.

Trên thực tế, đồng bitcoin đã bắt đầu tăng trước đó, từ lúc 6 giờ tối ngày 08/03, sau khi Kho Bạc công bố chi tiết và một tuyên bố trực tuyến về sắc lệnh sắp tới từ Tổng thống Mỹ có liên quan đến tiền điện tử. Sau đó tuyên bố này được công bố lại vào thứ Tư.

Sắc lệnh của Biden cố gắng giải quyết vấn đề thiếu khuôn khổ để phát triển tiền điện tử tại Mỹ, điều mà các nhà phê bình cho rằng có thể khiến ngành công nghiệp của quốc gia này tụt hậu so với phần còn lại của thế giới.

Sắc lệnh cho biết: “Hoa Kỳ phải duy trì vị thế dẫn đầu về công nghệ trong thời đại đang phát triển nhanh chóng này, để hỗ trợ đổi mới đồng thời giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, hệ thống tài chính và cả điều kiện kinh doanh”.

co-nen-dau-tu-vao-tien-dien-tu-1646833858.jpeg

Chính sách của Biden kêu gọi các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời bảo vệ Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu, cũng như giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Sắc lệnh này cũng định hướng chính phủ Hoa Kỳ đào sâu "nhu cầu cơ sở hạ tầng công nghệ và năng lực cho một loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương tiềm năng". Đó là một loại tiền kỹ thuật số sẽ được phát hành bởi một ngân hàng trung ương không giống như một loại tiền điện tử như bitcoin vốn không được kiểm soát hoặc phát hành bởi một thực thể duy nhất.

Bộ trưởng Tài chính Yellen cho biết trong tuyên bố của mình hôm thứ Tư rằng sắc lệnh “kêu gọi một cách tiếp cận toàn diện và phối hợp đối với chính sách tài sản kỹ thuật số”.

Sắc lệnh hiện đang được hoan nghênh rộng rãi bởi ngành công nghiệp tiền điện tử và các nhà đầu tư.

Khi tuyên bố của Yellen ban đầu được công bố trước lệnh điều hành chính thức, Cameron Winklevoss, người đồng sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Gemini, đã gọi lệnh điều hành là “cách tiếp cận mang tính xây dựng đối với quy định tiền điện tử.”

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng động thái mới của Mỹ thực chất là nhằm không muốn chia bớt mảnh đất tiền số màu mỡ này vào tay Nga – đối tượng đang bị Mỹ cấm vận hàng loạt mặt hàng kinh tế.

Cụ thể, chính phủ Nga và Ngân hàng Trung ương Nga vào ngày 18/02 đã tiết lộ rằng họ sẽ sớm chuẩn bị một dự thảo luật về lưu hành tiền điện tử trong thị trường nội địa. Do đó, tiền điện tử sẽ là một loại tiền tệ chính thức thay vì là một tài sản kỹ thuật số (DFA). Các quy định mới sẽ có hiệu lực vào nửa cuối năm 2022 hoặc năm 2023.

Nga hiện đang chiếm đến 12% thị phần tiền số toàn cầu, tương đương hơn 200 tỷ USD giá trị tài sản số này.