bim-land-chu-rong-an-minh-cua-dai-gia-doan-quoc-viet-quy-dat-gan-6-trieu-m2-trai-dai-tu-nam-chi-bac-va-lao-1685997651.jpeg

Được biết, ông Đoàn Quốc Việt khởi nghiệp bằng việc bán máy tính tại Ba Lan và Nga. Đến khi về nước, ông bắt tay vào xây dựng “đế chế” Bim Group với dự án khách sạn cao cấp Hạ Long Plaza tại Quảng Ninh. Dự án này là dấu mốc làm nên tên tuổi của Bim Group trên thị trường bất động sản. Đây cũng là lĩnh vực cốt lõi của tập đoàn.

Khi Bim Group tiến hành tái cấu trúc tập đoàn, công ty này đã thành lập Công ty cổ phần Bất động sản Bim Land (Bim Land JSC) vào ngày 30/11/2011. Đây là công ty quản lý mảng bất động sản của Bim Group.

bim-land-chu-rong-an-minh-cua-dai-gia-doan-quoc-viet-quy-dat-gan-6-trieu-m2-trai-dai-tu-nam-chi-bac-va-lao-2-1685997664.jpeg

Theo giới thiệu, vốn đầu tư của Bim Land có khoảng 2 tỷ USD. Quỹ đất công ty hiện có khoảng 5,6 triệu m2 phân bổ tại Quảng Ninh, Phú Quốc, Hà Nội, Ninh Thuận và Lào. Thông tin từ HNX cho biết, vốn đăng ký của Bim Land hiện có 3.000 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT là ông Đoàn Quốc Việt, còn chức vụ Tổng giám đốc do ông Đoàn Quốc Huy đảm nhiệm. (theo số liệu từ diaocnet.vn ngày 06/04/2023).

Ngoài dự án Hạ Long Plaza, tại Quảng Ninh, Bim Land còn là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Halong Marina (248 ha) cùng nhiều dự án thành phần khác như: Halong Grand Bay (6,6 ha); Green Bay Village (10 ha); Royal Lotus Resort & Villas (4 ha); Little Vietnam (3,3 ha),… Ngoài ra, Bim Land còn là chủ đầu tư dự án Khu đô thị dịch vụ Hùng Thắng, phát triển trên quỹ đất được UBND tỉnh Quảng Ninh cho chủ đầu tư thực hiện dự án bao biển Hùng Thắng.

Tháng 8/2019, Bim Group được UBND TP. Uông Bí (Quảng Ninh) chấp thuận chủ trương cho tập đoàn này nghiên cứu lập dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 2.000 ha trên địa bàn TP. Còn ở phía Nam, Bim Land tập trung phát triển những dự án tại đảo ngọc Phú Quốc gồm: Phu Quoc Marina (155ha); Park Hyatt Phu Quoc (65ha); Palm Garden Shop Villas Phu Quoc (7ha); InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort (9,2 ha).

Điều này đã đưa Bim Land trở thành một trong những công ty Tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển có uy tín đối với ngành bất động sản, tạo được dấu ấn riêng trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài nguồn vốn sẵn có, Bim Land còn vay vốn nước ngoài để phát triển các dự án bất động sản.

bim-land-chu-rong-an-minh-cua-dai-gia-doan-quoc-viet-quy-dat-gan-6-trieu-m2-trai-dai-tu-nam-chi-bac-va-lao-3-1685997664.jpeg
Một dự án của Bim Land

Như trong năm 2019, Bim Land đã tất toán 2 khoản vay với Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) và ngân hàng Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore, với tổng giá trị lên tới 137,5 triệu USD (theo số liệu từ nguoiduatin vào ngày 22/3/2021). Hoạt động theo mô hình holding, phụ trách quản lý các công ty thành viên, Bim Land có kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 - 2019 đầy biến động. Hoạt động không phát sinh doanh thu (ngoại trừ năm 2019 doanh thu kinh doanh đạt 18,9 tỷ đồng), tuy nhiên công ty này vẫn ghi nhận lãi thuần.

Cụ thể, năm 2016, Bim Land ghi nhận lãi thuần 159,4 tỷ đồng; năm 2017 lỗ 184 triệu đồng; lợi nhuận năm 2018 là 1.100 tỷ đồng. Đầu năm 2019, công ty này lãi 699 tỷ đồng, giảm 36% so với năm 2018.

Thông qua công ty con là CTCP đầu tư và phát triển Syrena Việt Nam (do ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch HĐQT - con trai ông Đoàn Quốc Việt), Bim Land có 7 công ty con là: CTCP Syrena Hùng Thắng; Công ty cổ phần bất động sản Syrena Hạ Long; Công ty TNHH Bim Kiên Giang (chủ đầu tư Khu phố Palm Garden Phú Quốc, vốn đầu tư 634 tỷ đồng); Công ty CP xây dựng và phát triển nhà San Hô (chủ đầu tư dự án Green Bay Garden - Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh); Công ty cổ phần bất động sản Syrena Phú Quốc (chủ đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Intercontinental Phú Quốc); Công ty cổ phần Syrena (chủ đầu tư Khách sạn Syrena - Hà Nội) và Công ty cổ phần địa ốc Hùng Thắng.

Theo kết quả kinh doanh cuối năm 2019, tổng tài sản của Bim Land giảm 20,9% so với đầu kỳ, đạt 3.206 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu đạt 3.057 tỷ đồng chiếm đến 95,3% trong tổng tài sản. (theo số liệu Nguoiduatin tính đến ngày 22/03/2021).

Bim Land cho biết, năm 2022 lợi nhuận sau thuế của công ty này đạt 1.745 tỷ đồng, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 2.069 tỷ đồng). Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu tăng hơn 1.000 tỷ đồng sau một năm, đạt 6.623 tỷ đồng, tăng 19%. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là 2,86 lần. Trong đó, dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu của công ty là 0,69 lần.

Như vậy, công ty còn khoảng 5.563 tỷ đồng dư nợ trái phiếu. Liên quan đến đợt phát hành này, mới đây Bim Land gây chú ý với lô trái phiếu trị giá 200 triệu USD do Credit Suisse thu xếp phát hành ra thị trường quốc tế. Bây giờ ngân hàng đó đã sụp đổ và được tiếp quản bởi UBS, ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ.

Gói trái phiếu bảo lãnh Credit Suisse phát hành cho Bim Land có giá trị xấp xỉ 4.600 tỷ đồng, phát hành ngày 7/5/2021, kỳ hạn 60 tháng, đáo hạn ngày 7/5/2026. Lãi trái phiếu được thanh toán 6 tháng một lần vào ngày 5/7 và ngày 7/11 hàng năm kể từ ngày 7/11/2021.

Là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm và không kèm chứng quyền được chào bán ra nước ngoài và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm B2 bởi Moody's và tín nhiệm B bởi Fitch. Trên thị trường trái phiếu quốc tế, trong khi Bim Land vẫn đang chờ đợi động thái tiếp theo từ Credit Suisse và UBS thì tại thị trường trong nước, doanh nghiệp này vẫn còn lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn vào cuối năm 2023.

Cụ thể, vào ngày 30/12/2020 lô trái phiếu trị giá 1.000 tỷ đồng có mã BIMB2023001 được phát hành. Trái phiếu có thời hạn 36 tháng và đáo hạn vào tháng 12/2023. Trái phiếu có lãi suất lần đầu là 10%/năm và các năm tiếp theo là 12%/năm. 

Lô trái phiếu này được ôm trọn bởi một công ty chứng khoán. Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu là 6 quyền sử dụng đất với các thửa đất tại phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Giá trị tài sản được định giá bởi Công ty cổ phần thẩm định giá Hoa Mặt Trời. Đơn vị bảo lãnh phát hành, đại diện trái chủ, đăng ký và quản lý chuyển nhượng là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities).

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là đơn vị nhận tài sản đảm bảo. Vừa qua, Bim Land đã xin ý kiến ​​trái chủ liên quan đến tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này, để giải chấp một phần tài sản đảm bảo của lô trái phiếu. Cụ thể, đó là 3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất, với tổng giá trị tài sản bảo đảm tại thời điểm định giá cuối cùng là 302,4 tỷ đồng.

Bim Land cho biết lý do giải chấp là để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán trên, Bim Land đã thế chấp tài sản cho tổ chức nhận thế chấp là 6 quyền sử dụng đất cho Hùng Thắng Hạ Long. Theo định giá, tổng giá trị của 6 quyền sử dụng đất được BIM Land đem thế chấp khoảng 1.315,3 tỷ đồng.

Như vậy, tài sản đảm bảo còn lại dự kiến ​​sau khi giải chấp là 1.012,9 tỷ đồng, vẫn cao hơn giá trị đảm bảo tối thiểu của một lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng. (Thông tin trên dựa trên dữ liệu từ tieudungvietnam.vn ngày 04/09/2023).