Những năm đầu hiệu quả lợi nhuận của TGDĐ đúng là thuần từ hoạt động kinh doanh. Tức là từ tài kinh doanh và tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo TGDĐ.
Sau đó, nhờ sự tăng trưởng ấn tượng ban đầu, TGDĐ lọt vào mắt xanh của các tổ chức tài chính, các quỹ. Và từ đây, dưới tác động của các nhà đầu tư mới này, TGDĐ chuyển sang một giai đoạn kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận mới.
Theo mô hình kinh doanh mới này, lợi nhuận mà các tổ chức đầu tư vào TGDĐ kỳ vọng không còn là thuần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nữa, mà là từ chênh lệch giá cổ phiếu.
Để làm được điều này, họ thúc đẩy TGDĐ tăng tốc mở điểm để qua đó có cớ mà đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Nhờ các con số điểm bán và doanh thu tăng ấn tượng mà giá cổ phiếu TGDĐ đã tăng mạnh, từ 25K lên 100K chỉ sau hơn 2 năm.
Lúc này các nhà đầu tư tổ chức đã đạt được mục tiêu lợi nhuận tối ưu, nên họ bắt đầu rút ra.
Và đó cũng là lúc mà TGDĐ đã đạt đến ngưỡng mà họ không thể tiếp tục tăng trưởng doanh thu một cách đơn giản chỉ bằng việc mở thêm điểm mới được nữa.
Trong khi đó, những nhà đầu tư mua cổ phiếu vào giai đoạn sau, với mức giá xấp xỉ 100k, thì vẫn kỳ vọng TGDĐ sẽ tiếp tục tăng trưởng doanh thu để họ cũng được lợi qua việc tăng giá cổ phiếu như các nhà đầu tư tổ chức trước đây.
Chính vì thế mà chúng ta đã chứng kiến BLĐ TGDĐ trong gần 2 năm qua, đã cố gắng tìm mọi cách, kể cả mở thêm danh mục mới một cách vội vàng, với hy vọng có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu, đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư mới, và qua đó có thể giữ được giá cổ phiếu ở mức cao.
Nhưng nổ lực của họ, dường như không thể bù đắp được lỗ hổng suy giảm của chu kỳ thị trường điện thoại di động.
Thêm vào đó là áp lực từ sự phát triển của những kênh phân phối online mới vốn có chi phí kinh doanh thấp hơn. Dẩn đến doanh thu của TGDĐ bắt đầu giảm. Các khấu hao từ những đầu tư trong giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây, khiến hiệu quả lợi nhuận cũng giảm dần, buộc TGDĐ phải đóng cửa dần những điểm kém hiệu quả.
Không được hưởng lợi từ sự tăng giá cổ phiếu, các nhà đầu tư đợt sau chỉ còn trông cậy vào lợi nhuận từ cổ tức, tức là từ lãi kinh doanh của TGDĐ.
Nhưng ngay cả con số này, biểu đồ kinh doanh của TGDĐ cũng cho thấy nó cũng giảm dần qua thời gian.
Tôi gọi đó là kết cục không tránh khỏi của mô hình kinh doanh "ăn trước trả sau" mà các nhà đầu tư tổ chức đã dẫn dắt khi họ đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Lúc này, việc mua lại cổ phiếu quỹ có thể giúp giữ giá CP trong một thời gian nhất định. Về lâu về dài, yếu tô quyết định vẫn là hiệu quả kinh doanh.
Tác giả : Do Hoa