Lãi gần nửa tỷ đồng mỗi ngày

Cuối tháng 10 vừa qua, công ty Cổ phần Công viên Nước Đầm Sen (mã: DSN) cũng đã công bố báo cáo tài chính quý III. Cụ thể, doanh nghiệp này thu về 83,4 tỷ đồng, giảm 15,3% so với mức kỷ lục của quý trước. Tuy nhiên, doanh thu thuần của Đầm Sen khi so với cùng kỳ năm ngoái (420 triệu đồng) thì năm nay đã cao gấp 209 lần, một trong những lý do là vì thời điểm này năm ngoái dịch bệnh bùng phát. 

Công viên nước Đầm Sen ghi nhận mức lãi khoảng 43 tỷ đồng, tương ứng mỗi ngày lãi 467 triệu đồng, sau khi khấu trừ các loại chi phí, đồng thời đóng 10,8 tỷ đồng thuế thu nhập.

an-nen-lam-ra-lai-gan-nua-ty-dong-moi-ngay-ong-chu-dung-sau-cong-vien-nuoc-dam-sen-la-ai-1667106317.jpg

Ăn nên làm ra, lãi gần nửa tỷ đồng mỗi ngày, 'ông chủ' đứng sau công viên nước Đầm Sen là ai?

Quý III năm nay, lợi nhuận gộp mảng bán hàng và cung cấp dịch vụ của Đầm Sen đạt 61,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái ảnh hưởng mạnh do dịch bệnh đã âm 4,1 tỷ đồng.

Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này cũng tăng lên 73,8%, trong khi quý II/2022 ghi nhận mức 68,1%. Cùng kỳ năm ngoái, tỷ suất lợi nhuận gộp của Đầm Sen âm 979,9%.

Các khoản như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán của doanh nghiệp này cũng tăng theo doanh thu. Doanh thu tài chính của Đầm Sen giảm từ 20,7 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái xuống còn 2 tỷ đồng, chi phí tài chính cũng điều chỉnh từ 141 triệu đồng xuống còn 36 triệu đồng.

DSN đang có khoản đầu tư chứng khoán trị giá 28 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu DNP (21 tỷ đồng) và OPC (7,1 tỷ đồng).

Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty CP Công viên Nước Đầm Sen thu về 211 tỷ đồng, tăng 8,7 lần, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức 99 tỷ đồng, tăng 5,8 lần so với cùng kỳ. 

Trước đó, doanh nghiệp này đã đặt mục tiêu năm 2022 đạt 100 tỷ đồng tổng doanh thu và 37 tỷ đồng lợi nhuận. Nhưng kết quả Đầm Sen đã vượt lần lượt 111% và 167% kế hoạch đề ra chỉ sau 9 tháng. Thậm chí, Chưa kể, nếu tiếp Đầm Sen tiếp tục thu về hàng chục tỷ đồng trong quý IV, doanh nghiệp có khả năng phá vỡ kỷ lục doanh thu. 

Chặng đường cải tổ một khu đầm lầy hoang hoá 

Ngoài những khu vui chơi, Công viên văn hóa Đầm Sen còn có nhiều nhà hàng lớn, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đây là một điểm đến nổi tiếng mà dường như ai cũng biết đến. 

Công viên văn hóa Đầm Sen - Điểm vui chơi khó có thể chối từ !

Trước năm 1975, mảnh đất thuộc Công viên Văn hóa Đầm Sen hiện nay vốn là một khu đầm lầy hoang hoá. Từ năm 1976 đến năm 1978, hàng chục ngàn lao động từ khắp các quận, huyện trong thành phố Hồ Chí Minh được huy động đến để nạo vét, trồng cây ở khu vực này, theo lời kêu gọi của Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh. 

Đến năm 1983, công trình Đầm Sen bước đầu đưa vào sử dụng với khoảng 30 ha vừa mặt nước, vừa thảm xanh. Đầm Sen được Thành phố giao cho Quận 11 quản lý. UBND Quận 11 từ đó đã giao cho các đơn vị: Công ty Ăn uống Quận 11, Công ty Văn hóa tổng hợp và Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản khai thác.

Đến năm 1989, công trình được bàn giao cho chủ của Đầm Sen bây giờ, chính là Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ - đơn vị vừa mới tách ra từ Công ty Ăn uống Q.11. Đơn vị này đã quản lý và đầu tư cho đến nay.

'Ông chủ' đứng sau công viên nước Đầm Sen làm ăn ra sao?

Tiền thân của công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Phú Thọ (Phú Thọ Tourist )là Chi nhánh Dịch vụ Du lịch Quận 11 theo Quyết định số 205/QĐ-UB ngày 10/10/1988 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập chi nhánh dịch vụ du lịch trực thuộc ủy ban Nhân dân Quận 11. Phú Thọ Tourist chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 01/01/1989.

Chủ tịch HĐQT của Phú Thọ Tourist là ông Trần Việt Anh, ông nắm giữ chức vụ này từ tháng 5/2016. Đến ngày 1/2/2022, ông trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen. Ngoài ra, ông còn là Thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi (CCI) từ 29/3/2014 và Thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc gia (NSI). Ông sinh năm 1978, có bằng Cử nhân Kinh tế. 

Trần Việt Anh

Hình ảnh hiếm hoi của ông có trên truyền thông

Vắn tắt quá trình công việc của ông Trần Việt Anh:

- Từ 8/2000 - 6/2001: Ông là cán bộ - Viện Khoa học Việt Nam
- Từ 6/2001 - 4/2003: Trưởng phòng ISO - Công ty TNHH LIWAYWAY Việt Nam
- Từ 4/2003 - 1/2012: Chuyên gia tư vấn các Hệ thống Quản lý, phụ trách văn phòng phía Bắc - SMEDEC 2 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ
- Từ 1/2012 - 2016: Phó Văn phòng HĐQT, Giám đốc nhân sự, Phó GĐ khối GS & QLRR Ngân hàng TMCP Việt Á; Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản VAB
- Từ 2016 - nay: Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Du Lịch Phú Thọ.
- Từ 2018 - nay: Tổng Giám đốc CTCP SAM Holdings; Tổng Giám đốc CTCP Dây và Cáp SACOM

Ngoài Công viên Văn hóa Đầm Sen, Phú Thọ Tourist hiện còn đang quản lý và điều hành ba đơn vị kinh doanh khác, bao gồm: Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đầm Sen, cụm khách sạn Ngọc Lan - Phú Thọ và Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát. Phú Thọ Touris còn tham gia đầu tư tài chính vào hai khách sạn: Sài Gòn - Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sài Gòn - Đông Hà (Quảng Trị).

Năm nay, ban lãnh đạo Phú Thọ Tourist muốn thu về hơn 190 tỷ đồng doanh thu, gấp hơn 3 lần so với năm 2021. Đi cùng với mong muốn này, công ty cũng cho rằng nền kinh tế sẽ phục hồi, nhất là ngành dịch vụ du lịch - giải trí. Công ty đưa ra kịch bản khá lạc quan là dự kiến được hoạt động trong 255 ngày và đón hơn 470.000 lượt khách cả năm. Tuy vậy, mức dự kiến này vẫn chưa thể về mức của giai đoạn trước dịch. Công ty này cũng đưa ra mức lỗ dự kiến là 82 tỷ đồng.