anh-1-gui-zing-1-1679285550.jpg
Thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ (thị xã Hoài Nhơn) là khu vực dự kiến được chọn xây dựng khu gang thép 53.500 tỷ đồng tại Bình Định - ảnh Zing

Năm 2021, UBND tỉnh Bình Định có quyết định chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Gang thép Long Sơn Phù Mỹ đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn.

Xem thêm: Cận cảnh nơi dự kiến xây khu gang thép 53.000 tỷ đồng ở Bình Định - Kinh doanh - ZINGNEWS.VN

Khu liên hợp Gang thép Long Sơn dự kiến được xây dựng trên diện tích 468 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 53.500 tỷ đồng (chia thành 3 giai đoạn đầu tư). Dự án xây dựng khu liên hợp gang thép có công suất 5,4 triệu tấn/năm bao gồm các sản phẩm thép chế tạo chất lượng, thép xây dựng, thép cuộn và cảng tổng hợp quốc tế gồm 18 cầu cảng, tiếp nhận tàu 5.000 - 250.000 tấn. Thời gian thực hiện dự án từ 2021 - 2028.

Theo tính toán, khi đi vào hoạt động, dự án giải quyết được số lượng lớn lao động tại địa phương: Tạo việc làm cho khoảng 5.000 người và trong quá trình sản xuất, kinh doanh là khoảng 7.500 người.

Mới đây UBND tỉnh Bình Định quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và Cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn.

Bình Định lập ban chỉ đạo dự án gang thép hơn 53.000 tỷ đồng (tienphong.vn)

20221228-phoi-canh-da-1672225480789962385944-1679285550.jpg
Phối cảnh dự án

Lộ diện ông chủ dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn

Công ty CP Gang Thép Long Sơn Phù Mỹ thành lập ngày 5/7/2021, trụ sở chính hiện ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, Thị xã Hoài Nhơn, Bình Định. 

Ngành nghề chính của công ty là sản xuất sắt, thép, gang. Vốn điều lệ khi mới thành lập là 100 tỷ đồng, cơ cấu sáng lập là Công ty TNHH Long Sơn góp 96 tỷ đồng (chiếm 96% vốn) và ông Nguyễn Trung Thành góp 2 tỷ đồng (chiếm 2% vốn).

Người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT là ông Trịnh Quang Hải (SN 1968). Long Sơn Phù Mỹ là công ty con của Công ty TNHH Long Sơn (Long Sơn). Ông Trịnh Quang Hải (sinh ngày 6/11/1968) quê gốc ở xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, thường trú tại Tam Điệp, Ninh Bình. Ông Hải có trình độ cử nhân Quản trị kinh doanh (trường ĐH Thương Mại).

Công ty TNHH Long Sơn (Công ty Long Sơn) được thành lập ngày 19/9/2001, có trụ sở ban đầu tại số nhà 24/3, phường Trung Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Công ty này có vốn điều lệ 135 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là ông Trịnh Quang Hải.
Tháng 3/2014, Công ty Long Sơn tăng vốn điều lệ lên 390 tỷ đồng gồm 3 cổ đông: Trịnh Quang Hải (99,4% vốn); Lê Đình Thông (0,3% vốn); Bùi Duy Ngọc (0,3% vốn). Ngành nghề chính là buôn bán nguyên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.

Ông Trịnh Quang Hải- Tổng giám đốc nhà máy xi măng Long Sơn

Đến tháng 4/2016, Công ty Long Sơn đã tăng vốn điều lệ lên 1.118 tỷ đồng và có sự góp mặt của vợ ông Trịnh Quang Hải là bà Đỗ Thị Lan (với 9% vốn).

Đến tháng 12/2019, Công ty Long Sơn nâng vốn điều lệ lên hơn 1.409,1 tỷ đồng, trong đó, ông Hải góp 1.297,7 tỷ đồng (với hơn 92% vốn), bà Đỗ Thị Lan góp 109,7 tỷ đồng (góp 7,8 tỷ đồng) và ông Bùi Ngọc Duy góp 1,7 tỷ đồng (với hơn 0,1% vốn).

Đến tháng 3/2021, Công ty Long Sơn tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 2.205 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm ông Trịnh Quang Hải góp gần 1.923 tỷ đồng (chiếm 87,2%), bà Đỗ Thị Lan góp 172,7 tỷ đồng (chiếm 7,8%) và cổ đông Bùi Ngọc Duy góp gần 110 tỷ đồng (chiếm gần 5%).

Đến giữa tháng 9/2022, vốn điều lệ lại giảm xuống hơn 1.955 tỷ đồng và đến đầu tháng 11/2022, vốn điều lệ Công ty Long Sơn tăng lên hơn 2.213 tỷ đồng, trong đó ông Trịnh Quang Hải góp 1.922,5 tỷ đồng (chiếm gần 87% vốn), bà Đỗ Thị Lan góp 172,7 tỷ đồng (chiếm 7,8%), Bùi Ngọc Duy góp gần 110 tỷ đồng (với gần 5%), Lê Văn Uyên góp 3 tỷ đồng (với 0,1%), Bùi Anh Thế góp 5 tỷ đồng (0,2%).

Công ty Long Sơn được biết là chủ đầu tư Nhà máy Xi măng cùng tên nổi tiếng tại Khu kinh tế Nghi Sơn với tổng mức đầu tư 3.960 tỷ đồng, đi vào hoạt động cuối năm 2016.

Bên cạnh đó, công ty của ông Trịnh Quang Hải còn có ba nhà máy đóng bao xi măng tại Khu Công nghiệp (KCN) Ninh Thủy (Khánh Hòa), KCN Nhựt Chánh (Long An) và Cảng Hào Hưng (Quảng Ngãi).

Ngoài sản xuất xi măng, Long Sơn còn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và vận tải biển, với đối tác là nhiều nước trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan, Australia, Bangladesh và khu vực Châu Phi.

Ngoài vai trò Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Long Sơn, ông Trịnh Quang Hải hiện còn đứng tên đại diện Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn, CTCP Năng lượng Long Sơn, Công ty TNHH Eni-Florence Việt Nam, CTCP Rock Wool Hualong Việt Nam. Trong đó, Năng lượng Long Sơn - công ty con do Long Sơn sở hữu 98% vốn điều lệ - là chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Long Sơn tại xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Dự án này có công suất 170 MW, tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng.

Ông Trịnh Quang Hải ngoài ra còn góp mặt vào HĐQT của CTCP Vật tư­ Vận tải Xi măng và là Ủy viên HĐQT CTCP Năng lượng và Môi trường VICEM.

Liên quan đến hoạt động kinh doanh, doanh thu của Long Sơn ghi nhận mức tăng trưởng liên tục giai đoạn 2016 - 2019. Năm 2019, Long Sơn khi ghi nhận 12.600 tỷ đồng doanh thu, gấp hơn 4 lần so với năm 2016. Biên lãi gộp dao động 8% - 9% trong cùng giai đoạn. Mức lãi sau thuế hằng năm của Long Sơn ghi nhận chưa tới 2 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn của Công ty Long Sơn đạt hơn 9.300 tỷ đồng, giảm 200 tỷ so với năm trước đó. Trong đó nợ phải trả chiếm đến 85%, hơn 7.928 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nợ vay dài hạn.