Nam A Bank thành lập năm 1992, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập bởi cố doanh nhân Trần Thị Hường (Tư Hường). Con trai của bà Tư Hường, ông Nguyễn Quốc Toàn hiện làm chủ tịch Nam A Bank và năm 5% cổ phần ngân hàng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 9/10 với mã chứng khoán NAB. 389 triệu cổ phiếu NAB sẽ lên sàn với giá tham chiếu 13.500 đồng trong ngày giao dịch đầu tiên. Định giá ngân hàng Nam Á tương ứng 5.250 tỷ đồng.
Trước đó, trong tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2020, ban lãnh đạo Nam A Bank dự kiến niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) chậm nhất vào tháng 12 chứ không phải UPCoM.

Nam A Bank là ngân hàng thứ 3 được chấp thuận niêm yết trên sàn UPCoM trong năm 2020 sau VietCapital Bank (mã chứng khoán BVB) và Saigonbank (SGB).
Nam A Bank thành lập năm 1992, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập bởi cố doanh nhân Trần Thị Hường (Tư Hường). Con trai của bà Tư Hường, ông Nguyễn Quốc Toàn hiện làm chủ tịch Nam A Bank và nắm 5% cổ phần ngân hàng.
Gia đình bà Tư Hường hiện vẫn giữ phần lớn cổ phần Nam A Bank nhưng xảy ra tranh chấp sở hữu nội bộ giữa các thành viên trong gia đình sau khi nữ doanh nhân qua đời. Đỉnh điểm của sự việc diễn ra vào giữa năm 2019 khi ông Nguyễn Chấn, chồng bà Tư Hường và là cha ông Nguyễn Quốc Toàn xuất hiện tại đại hội cổ đông của ngân hàng Eximbank, phát biểu tố cáo nhóm cổ đông đến từ Nam A Bank chiếm đoạt cổ phần của ông và vợ tại Eximbank.
Ông Chấn đề nghị đại hội đình chỉ các quyền cổ đông, phong tỏa và không cho chuyển nhượng cổ phần tại Eximbank của ông Nguyễn Quốc Toàn cũng như các bên liên quan, nhằm bảo đảm lợi ích cổ đông cũng như gia đình ông.

 
Theo ông Chấn, hai vợ chồng ông sở hữu tới 30% cổ phần tại Eximbank, ông Nguyễn Quốc Toàn cũng nắm giữ hơn 4% cổ phần. Tuy nhiên, ông Chấn tố ông Toàn chiếm giữ và chuyển nhượng trái phép số cổ phần của vợ chồng ông. Chứng minh cho thông tin này, ông Chấn đưa danh sách các cá nhân, tổ chức đứng tên sở hữu cổ phần tại Eximbank có liên quan tới nhóm cổ đông Tập đoàn Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á. Tỷ lệ nắm giữ của nhóm cá nhân, tổ chức trong danh sách do ông Chấn liệt kê lên tới 29,11% vốn điều lệ của Eximbank.
Những thông tin này khiến mọi người khi nhắc đến Nam A Bank, người ta dễ dàng liên tưởng đến thương vụ sáp nhập với Eximbank. Tuy nhiên, người của Nam A Bank dần rút lui khỏi Ban lãnh đạo Eximbank, sau đó các nhóm cổ đông liên quan đến Nam A Bank cũng bán hết cổ phần Eximbank.
Hồi đầu năm 2019, nguồn dữ liệu Hose ghi nhận các giao dịch thỏa thuận qua sàn TPHCM 340 triệu cổ phiếu EIB đã có chủ mới (nguồn dữ liệu Hose). Theo số liệu ông Nguyễn Chấn đưa ra, tỷ lệ cổ phần EIB mà nhóm nhà đầu tư Nam Á sở hữu đã giảm mạnh từ thời điểm này.
Thời điểm đó, ông Toàn tuyên bố sẽ từ nhiệm chức chủ tịch HĐQT để tập trung xử lý các tranh chấp nội bộ của gia đình, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Nam Á cũng như quyền lợi của khách hàng. Tuy nhiên, đến nay chủ tịch Nam A Bank vẫn tiếp tục công việc tại nhà băng.
Mặc dù là Chủ tịch ngân hàng Nam Á nhưng ông Toàn không thường xuyên trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, những lần ĐHCĐ cũng không có mặt tại ĐHCĐ. Theo một số thông tin nội bộ, gia đình ông Toàn hiện đã định cư ở Canada và chủ yếu điều hành ngân hàng tư xa.
Về cơ cấu cổ đông của Nam Á Bank, theo bản cáo bạch niêm yết, Nam A Bank có 2 cổ đông lớn gồm Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương sở hữu 14,2% vốn điều lệ ngân hàng và Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quốc Toàn nắm giữ 5% cổ phần. Ngân hàng này chưa có cổ đông ngoại nào tham gia và siết tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 30%.

Danh sách cổ đông lớn của Nam Á Bank
Trong năm 2020, ĐHĐCĐ 2020 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ mức dự kiến 5,000 tỷ đồng (sau khi tăng vốn thành công đợt 2/2019) lên mức 7,000 tỷ đồng thông qua 2 phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 2019 và phát hành riêng lẻ.
Năm nay, Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 8% so với 2019; nâng tổng tài sản lên 116.000 tỷ đồng, tăng 23%; huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 92.000 tỷ đồng, tăng 22%; dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế đạt 82.000 tỷ đồng, tăng 21%; tỷ lệ nợ xấu không quá 3%.
Đến cuối tháng 6, tổng tài sản của Nam A Bank ở mức 105.700 tỷ đồng, thuộc nhóm ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ nhất trên cả nước. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sau 2 quý đầu năm đạt 201 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ 2019 do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng.