Trong khi các siêu cường như Trung Quốc và Đức dùng tiền ngân sách để đẩy nhanh các dự án đường sắt cao tốc, Nhật Bản và Pháp lại chọn lối đi riêng: bắt tay cùng tư nhân qua hình thức đối tác công - tư (PPP). Và giờ, Việt Nam đang đứng trước ngã ba lựa chọn.
1. Việt Nam khởi động: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ theo lối nào?
Cuối năm 2024, Quốc hội chính thức bật đèn xanh cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với mức đầu tư sơ bộ 1,7 triệu tỷ đồng (~67 tỷ USD). Chủ trương là dùng vốn công.
2. Trung Quốc & Đức: Vốn công là cốt lõi
Trung Quốc sở hữu mạng lưới ĐSCT lớn nhất thế giới (48.000 km năm 2024), tất cả đều dưới tay nhà nước. Tập đoàn Đường sắt quốc gia Trung Quốc (CR) nắm quyền vận hành – và cả rủi ro.
Họ thi công như “vũ bão”, nhiều tuyến hoàn thành chỉ sau 4-5 năm. Điển hình như tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải, dài 1.318 km, trị giá 32 tỷ USD - 75% vốn là từ nhà nước.
Tại Đức, các dự án ĐSCT như Köln - Frankfurt hay Nuremberg - Ingolstadt cũng dựa phần lớn vào ngân sách liên bang. Tuy nhiên, Đức rất “chặt tay”, ưu tiên hiệu quả tài chính, nên tốc độ làm không nhanh bằng Trung Quốc.
3. Nhật Bản & Pháp: Khi nhà nước và tư nhân cùng chạy tàu
Nhật Bản từng đầu tư toàn bộ hệ thống Shinkansen bằng ngân sách. Nhưng từ năm 1987, họ chia nhỏ và cổ phần hóa ngành đường sắt, cho tư nhân tham gia sâu hơn.
Ví dụ: tuyến Hokuriku Shinkansen mở rộng có 1/3 vốn từ công ty vận hành (JR West), phần còn lại từ ngân sách trung ương và địa phương. Vận hành – khai thác – hoàn vốn: tư nhân lo.
Pháp cũng là “ông tổ” PPP trong ngành này, đặc biệt qua các dự án như LGV Sud Europe Atlantique (Tours - Bordeaux) trị giá 7,8 tỷ euro. Tư nhân đóng vai trò dẫn dắt, nhà nước “bắt tay hỗ trợ” chứ không làm tất.
4. PPP: Được và mất
Mô hình PPP giúp giảm gánh nặng ngân sách, tăng tốc triển khai. Nhưng nó không phải “vũ khí vạn năng”. Một số dự án như ở Bồ Đào Nha, Anh hay Đài Loan từng đặt cược vào vốn tư nhân… và phải nhờ nhà nước “cứu viện” khi dòng tiền tắc nghẽn.
5. Bài toán của Việt Nam: Mở cửa cho tư nhân hay giữ quyền chủ động?
Dự án Bắc - Nam của Việt Nam đang thu hút sự chú ý khi có doanh nghiệp muốn nhảy vào “ôm trọn”. Nhưng liệu thị trường đủ sâu để hỗ trợ? Ai gánh rủi ro nếu vốn bị chôn? Và quan trọng: cách làm nào giúp chúng ta đi nhanh, nhưng vẫn bền?