fb-img-1685286201491-1685286283.jpg
 

1. CÓ QUA CÓ LẠI (RECIPROCITY)
Giáo sư Robert Cialdini trong cuốn sách tâm lý học “Influence: The Psychology of Persuation” đã giới thiệu nội dung của tâm lý “có đi có lại” một cách đơn giản là: Nếu ai đó làm cho bạn điều gì, tự nhiên bạn cũng muốn làm lại cho họ một điều gì đó. Giống như việc bạn cho đi một cách chân thành thì người khác cũng sẽ tự động muốn giúp lại bạn.
Trong kinh doanh: Khi tặng một thứ gì đó là “miễn phí” (  có thể chính là sản phẩm mà bạn đang cung cấp) thì bước đầu bạn đang xây dựng được cộng đồng hay sự trung thành của người dùng. Bằng cách làm người dùng hứng khởi với những món quà nhỏ như thế, chúng ta đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng thành công mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Xem thêm ví dụ và diễn giải nguyên tắc CÓ QUA CÓ LẠI tại đây: https://youtu.be/O25pezyg_Rs

2. SỰ KHAN HIẾM (SCARCITY)
Nguyên lý Scarcity này bắt nguồn từ quy luật đơn giản của cung và cầu: khi sản phẩm càng hiếm thì giá trị lại càng tăng. Nhìn chung, đây là do cảm giác sợ bị lỡ mất cơ hội . Cảm giác sợ này chính là động cơ khiến chúng ta bị thuyết phục phải mua và hành động nhanh chóng. Vì vậy những cụm từ những thứ được cho là “còn cái cuối cùng” hay “ưu đãi đặc biệt” “ cơ hội duy nhất” là những từ khoá quan trọng cho nguyên tắc này.
Trong kinh doanh: Các thương hiệu lớn cũng rất biết tạo nên cơn sốt cho khách hàng khi thỉnh thoảng lại ra mắt các bộ sưu tập độc lạ, phiên bản giới hạn, ưu đãi chỉ duy nhất dịp đặc biệt nào đó
Xem thêm ví dụ và diễn giải nguyên tắc KHAN HIẾM tại đây: https://youtu.be/VePAhbcsl8s

3. TẠO THIỆN CẢM (LIKING)
Nguyên tắc này giải thích rằng, chúng ta dễ có cảm tình với những người giống chúng ta và đối xử tốt với chúng ta .Nếu bạn cảm thấy đang có quan điểm hay yêu thích với một đối tượng hay một công ty nào đó, rất có khả năng bạn sẽ mua hàng của họ dù cho các thương hiệu đối thủ khác có những chiến lược Marketing độc đáo thế nào đi chăng nữa.
Trong kinh doanh: hãy cho khách hàng thấy rằng thương hiệu của bạn có những đặc trưng, cá tính giống với họ, họ sẽ càng yêu mến và trung thành với thượng hiệu của bạn
Xem thêm ví dụ và diễn giải nguyên tắc TẠO THIỆN CẢM tại đây: https://youtu.be/5hE33G5pdvw

4. HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN (SOCIAL PROOF)
Sản phẩm này có nhiều người dùng không? Sản phẩm/dịch vụ này đang được mọi người đánh giá tiêu cực hay tích cực? Trải nghiệm của số đông về sản phẩm của bạn chính là bằng chứng thuyết phục nhất giúp những khách hàng mới quyết định có sử dụng sản phẩm hay không.
Ngày nay, khi mạng xã hội phát triển, thật dễ để lan truyền và tạo các bằng chứng xã hội cho khách hàng tiềm năng của bạn.
Trong kinh doanh: Các nhà Marketers có thể vận dụng Social proof này bằng cách kêu gọi khách hàng like và share sản phẩm/dịch vụ của họ. Việc này tạo nên ảnh hưởng tích cực trong việc lan truyền thông tin, đồng thời tạo là một bằng chứng xã hội hiệu quả 
Xem thêm ví dụ và diễn giải nguyên nguyên tắc HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN tại đây: https://youtu.be/tw3uau0s29U

5. SỰ CAM KẾT (COMMITMENTS)
“Sự cam kết” là một nguyên lý tâm lý học hành vi khác mà Cialdini đưa ra với nội dung đơn giản là việc một người nào đó không muốn thất hứa. Khi ai đó cam kết làm một việc gì đó thì họ có nghĩa vụ phải thực hiện xong công việc đó. Khi họ đã cam kết như vậy thì mức độ sử dụng sản phẩm sẽ được tăng lên.
Trong kinh doanh: nếu bạn đang cố thuyết phục ai đó, bạn có thể kích hoạt tính nhất quán bằng cách yêu cầu sự cam kết nho nhỏ trước khi thực hiện. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng sự cam kết nếu được thực hiện trong thời gian dài sẽ càng làm tăng độ trung thành của khách hàng.
Xem thêm ví dụ và diễn giải nguyên tắc SỰ CAM KẾT tại đây: https://youtu.be/KidmI5hcwII

6. UY QUYỀN( AUTHORITY)
Trong tâm lý học hành vi có nói rằng nếu bạn có địa vị hay quyền lực thì người khác sẽ dễ tin tưởng và nghe theo bạn nhiều hơn. Giống như việc ta nghe theo lời cha mẹ, thầy cô từ bé một cách hết sức bản năng, ta cũng thường tuân theo lời của người có quyền quyết định
Trong Kinh doanh: những số liệu thống kê có độ chính xác và đáng tin cậy hoặc những chuyên gia, những người có địa vị trong xã hội sẽ giúp nâng tầm của sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Xem thêm ví dụ và diễn giải nguyên guyên tắc UY QUYỀN tại đây: https://youtu.be/g5YrlTvt_kM

(Sưu tầm)