Theo kết quả “Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19” mới nhất được PwC công bố vào tháng 5 vừa qua. Trong đó các CFO cho biết đang có kế hoạch điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và các vấn đề của bên thứ ba để chuẩn bị tốt hơn cho các khủng hoảng trong tương lai.
Chuỗi cung ứng hiện nay bao gồm những mối liên hệ đan xen và phức tạp và khi có gián đoạn xảy ra sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng ở mọi khía cạnh từ người lao động cho tới kinh tế và xã hội. Đại dịch COVID-19 đã khiến chúng ta nhận ra mức độ lệ thuộc phức tạp và dễ bị tổn thương của hệ sinh thái chuỗi cung ứng hiện đại khi những đứt gãy có tác động lan truyền giữa các ngành và giữa các quốc gia với nhau. Các thay đổi đột ngột về nhu cầu tiêu dùng cũng như những gián đoạn trong hoạt động thương mại xảy ra do các nhà cung ứng từ nhiều quốc gia tiến hành hoạt động gom hàng khiến cho tác động của đại dịch đã trở nên sâu rộng và không còn là vấn đề tạm thời đối với chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.
Trong tương lai, vận hành chuỗi cung ứng sẽ cần bước chuyển mình sang các mô hình chủ động và tổng thể hơn. Điều này cũng được phản ánh quan điểm của các lãnh đạo tài chính (CFO) ghi nhận từ kết quả “Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19” mới nhất được PwC công bố vào tháng 5 vừa qua. Trong đó các CFO cho biết đang có kế hoạch điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và các vấn đề của bên thứ ba để chuẩn bị tốt hơn cho các khủng hoảng trong tương lai. Cụ thể, hơn một nửa (51%) các CFO đánh giá việc xác định và phát triển thêm nguồn cung thay thế là vấn đề cấp bách trong chiến lược chuỗi cung ứng. Trong khi đó, 45% các CFO mong muốn thay đổi các điều khoản hợp đồng và 45% muốn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động của các nhà cung cấp hiện nay và trong tương lai.
Là một trong số các quốc gia đầu tiên mở cửa lại nền kinh tế, Việt Nam cần tận dụng lợi thế này làm nền tảng vươn lên và xây dựng chiến lược thích ứng chủ động. Đây là thời điểm đòi hỏi các doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về chuỗi cung ứng, và đặt ra câu hỏi làm thế nào để xây dựng chiến lược thích ứng dài hạn cho doanh nghiệp. “Cuộc khủng hoảng lần này đã mang đến những bài học kinh nghiệm quý giá, các doanh nghiệp cần tận dụng khả năng thích ứng nhanh nhạy mà họ đã xây dựng được. Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Đánh giá tình hình một cách chiến lược và từ đó linh hoạt điều chỉnh chuỗi cung có thể sẽ mang lại lợi thế canh trạnh lâu dài cho doanh nghiệp”, ông Grant Dennis, Chủ tịch PwC Việt Nam nhận định.
Hiểu biết sâu sắc và đa chiều hơn về vị trí trong chuỗi cung ứng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Trong ấn phẩm mới nhất của PwC, Hậu COVID-19: Chuỗi cung ứng cho tương lai chúng tôi đưa ra những phân tích về 10 thách thức lớn nhất đối với chuỗi cung ứng và các bên thứ ba, đòi hỏi những thay đổi cần thiết trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng trước đây:

Ấn phẩm này đồng thời đưa ra ba chiến lược ứng phó đối với mỗi thách thức trên để doanh nghiệp có thể tiến hành ngay ở thời điểm hiện tại và chuẩn bị tốt hơn cho các khủng hoảng trong tương lai.
Tải về ấn phẩm đầy đủ tại đây: pwc-vietnam-supply-chain-of-tomorrow-vn