Dựa trên số liệu trên chương trình Shark Tank, tại thời điểm này, tôi cho rằng họ đã có một sự khởi đầu cực kỳ ấn tượng trong cả quy mô khách hàng lẫn doanh số. Trong tương lai, họ có thể tiến xa như Ladipage, KiotViet…Nếu muốn tiến xa hơn thì, thì Nobita phải cân nhắc giải pháp cho 4 vấn đề trong bài.
Cái hay đầu tiên của Startup này là không trình bày/demo gì sản phẩm, profile của 2 founders cũng thuộc dạng khá chứ chưa phải xuất sắc nhưng các Shark vẫn xuống tiền. Tại sao? Bởi ngay từ đầu là họ đã trình bày ngắn gọn – dễ hiểu về mô hình kinh doanh và doanh số.
- Mô hình kinh doanh Cloud - SaaS - trả tiền thuê bao hàng năm chứ không phải trả đứt một lần (tôi hay gọi là ‘vắt sữa bò’) là xu hướng không thể cưỡng lại. Nghe phát hiểu ngay, khỏi cần trình bày.
- Doanh số - “let numbers talk”: với GMV (giá trị dòng tiền chạy qua hệ thống) 500 tỉ hàng tháng, doanh số 1.6 tỷ/tháng tương đương ít nhất 2.000 khách hàng là con số mơ ước của tất cả startup. Tôi thậm chí chưa tin số này là thật. Giờ cứ tạm tin để còn phân tích tiếp nhé.
Nobita là một nền tảng tất cả trong một cho kinh doanh online: Marketing, Bán hàng, Quản lý đơn hàng, Chăm sóc khách hàng và Re-marketing. Đối tượng khách hàng chính là cá nhân, cửa hàng và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.
Đứng ở góc độ kiến trúc phần mềm, đây đích thị là một dạng “xe ba gác xịn” made in Việt Nam. Tôi xin làm rõ, tư duy “tất cả trong một” không có gì sai, thậm chí nó chính là xu hướng của các doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, với các công ty nhỏ, việc tập trung vào tất cả các bước trong một quy trình lớn làm phân bổ nguồn lực vốn đã hạn chế. Dễ dẫn đến mất định hướng đặc biệt doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý và vận hành.
Giờ quay lại với Nobita.
Dựa trên số liệu trên chương trình Shark Tank, tại thời điểm này, tôi cho rằng họ đã có một sự khởi đầu cực kỳ ấn tượng trong cả quy mô khách hàng lẫn doanh số. Trong tương lai, họ có thể tiến xa như Ladipage, KiotViet…Nếu muốn tiến xa hơn thì, thì Nobita phải cân nhắc giải pháp cho các vấn đề sau:
1. Nhóm khách là nhà kinh doanh online (cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ) có thể tăng trưởng nhanh, nhưng chi phí chăm sóc khách hàng cũng sẽ phi mã và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Nếu phần mềm nhiều lỗi, hoặc phải hỗ trợ nhiều thì sẽ khó có lời nhiều.
2. Khả năng quản trị. Founder Cương (CEO) và Chu (CMO) cũng đã thuộc dạng talent – tài năng, nhưng vẫn chưa sẵn sàng để quản trị doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Đây cũng là một trong những điểm yếu cốt tử của nhiều startup trẻ. Sự hỗ trợ của 2 Shark Phú và Bình có thể đâu đó khắc phục điểm yếu này nếu các Shark dành thời gian và quan tâm đủ nhiều.
3. Cạnh tranh từ các phần mềm khác. Các công ty phần mềm có số lượng khách hàng lớn và tương tự, có thể nhanh chóng phát triển các tính năng giống và tốt hơn, do Nobita không sở hữu công nghệ hoặc know-how đặc biệt (nôm na là không có ‘vũ khí bí mật’, mà chỉ mình có người khác không có).
Founder Chu xuất thân từ kinh doanh online đi lên cũng là lợi thế về know-how nhưng cũng chưa thật sự là vũ khí vì ngành này kiểu ứng dụng này có thể bắt chước rất nhanh.
4. “Xe ba gác” không bán được ở nước ngoài. Chừng nào team lãnh đạo Nobita có thể “lego hoá” các chức năng - tách hẳn các tính năng của phần mềm ra thành module nhỏ - thì mới có khả năng chuyên môn hoá từng phần trong cái ba gác và tính đến chuyện quốc tế hoá phần mềm.
Tiện đây tôi cũng nói thêm, cách tư duy kiến trúc phần mềm của hầu hết các công ty phần mềm Việt Nam có sự lệch pha lớn so với nước ngoài. Điều này giống như ta nói tiếng Việt với người Mỹ. Sự lệch pha, khác ngôn ngữ này làm cho việc giao lưu và quốc tế hoá rất khó khăn.
Đánh giá deal: tôi cùng quan điểm với định giá của Shark Linh. Tôi thấy Shark Bình mới là người có thể hỗ trợ Nobita, còn Shark Phú với hệ sinh thái của mình không đem lại giá trị nhất quán với định hướng của các founders. May mắn là Nobita có cả 2 Sharks.