Theo báo cáo bán niên của Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), thu nhập lãi thuần của nhà băng này trong quý II tăng mạnh, đạt hơn 760 tỷ đồng, so với mức 150 tỷ trong quý II năm trước. Mức tăng này bù cho khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, ghi nhận gần 205 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Các mảng kinh doanh khác, như thu từ dịch vụ, chứng khoán kinh doanh và đầu tư thay đổi không đáng kể.

Trừ đi chi phí hoạt động hơn 1.000 tỷ đồng, PVcomBank ghi nhận thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 530 tỷ. Mức này cao hơn đáng kể so với khoản lỗ 29 tỷ của quý II năm ngoái.

Dù vậy, chi phí dự phòng tăng cao, gần 800 tỷ đồng đã bào mòn toàn bộ phần lãi từ kinh doanh. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, ngân hàng đã sử dụng hơn 750 tỷ đồng số dự phòng đã trích trong kỳ để xử lý các khoản nợ xấu. Diễn biến trong quý II của ngân hàng cũng tương tự quý cuối năm trước, khi dự phòng cao gần gấp đôi lợi nhuận từ kinh doanh, khiến nhà băng này báo lỗ hơn 240 tỷ đồng.

Đến cuối quý II, tổng tài sản ngân hàng này đạt hơn 218.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, quy mô cho vay khách hàng ở mức 103.800 tỷ, tăng 5,5%. Trong cơ cấu tín dụng, ngân hàng dồn lực cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ lĩnh vực này tăng thêm hơn 14.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, chiếm gần 29% tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng của hoạt động xây dựng cũng tăng lên hơn 8%, so với mức 2,4% vào cuối năm trước.

Đến ngày 30/6, tổng quy mô nợ xấu (nhóm 3-5) của ngân hàng ở mức hơn 3.500 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm hơn 80%. Tỷ lệ quy mô nợ xấu trên dư nợ cho vay ở thời điểm kết thúc quý là trên 3,4%.

(nguồn: PVcomBank lãi gần 70 tỷ đồng nửa đầu năm - Báo VnExpress Kinh doanh)

----------------------------

PVcomBank thành lập năm 2013 trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank).

Ngân hàng này hiện có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản 200.000 tỷ đồng, với mạng lưới hàng trăm phòng giao dịch trên toàn quốc. Hai cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ sở hữu 52%) và Morgan Stanley International Holdings Inc (7%), còn lại trên 41,3% do các tổ chức, cá nhân khác nắm giữ.

co-dong-pvcombank-1715153780.jpg
 

Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này hiện tại là  ông Nguyễn Đình Lâm. Ông Nguyễn Đình Lâm (SN: 1970) có trình độ cử nhân Pháp luật quốc tế (Đại học Luật Hà Nội) và là thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế Quốc dân). Ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT PVComBank, ông Lâm còn là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).

Về quá trình làm việc, trong khoảng thời gian năm 2004-2005, ông làm Giám đốc Xí nghiệp Phát triển công nghệ và hạ tầng (thuộc Công ty Xây dựng số 4, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội). Từ tháng 4/2005 đến tháng 3/2006 là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng số 4 (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội).

Giai đoạn từ tháng 3/2006 đến tháng 8/2007, là Giám đốc Ban Điều hành thi công xây dựng dây chuyền số 2 -công trình nhà máy xi măng Nghi Sơn - Thanh Hóa của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Từ tháng 8/2007 đến tháng 2/2008, ông Nguyễn Đình Lâm chuyển sang làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Điện lực dầu khí.

Từ tháng 2/2008 ông Lâm làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) cho đến tháng 12/2008. Và từ tháng 1/2009 ông Lâm ngồi ghế Chủ tịch HĐQT PVFC cho đến nay. Như vậy, ghế Chủ tịch HĐQT PVFC cũng chỉ ông Lâm ngồi đến nay đã gần 15 năm.

Đồng thời, từ tháng 9/2013 đến nay, ông Lâm cũng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVComBank).

(Nguồn: PVComBank ra sao sau 10 năm dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đình Lâm (moitruongvadothi.vn))

9878-1684483312-01-1715153780.jpg
Ông Nguyễn Đình Lâm 10 năm giữ Chủ tịch HĐQT PVComBank

Theo đề án cơ cấu đến 2025 được Phó thủ tướng Lê Minh Khái thừa ủy quyền Thủ tướng ký, ban hành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải giảm sở hữu tại PVcomBank về mức 15% vốn điều lệ tới cuối 2025. Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi mới có hiệu lực từ đầu tháng 7 cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.