Câu trả lời của mình đó là chính sách ESOP của MWG khiến cho ban lãnh đạo của MWG và đội ngũ quản lý ra các quyết định bảo vệ bằng được sự tăng trưởng lợi nhuận bất chấp điều kiện kinh tế không thuận lợi cho tăng trưởng.

screen-shot-2021-03-09-at-10-39-48-am-1615261198064994934538-0-0-392-697-crop-16152612010101018254802-1633351878.png
 

Về chính sách ESOP năm 2021, tỷ lệ phát hành dự kiến 3% nhưng không quá 21,5 triệu cổ phiếu. Điều kiện để được phát hành là lợi nhuận sau thuế phải tăng từ 10% trở lên. Giá chào bán dự kiến vẫn là 10.000 đồng/cp như các năm trước và bị hạn chế chuyển nhượng trong tối đa 4 năm.

Với điều kiện để được phát hành ESOP phải có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng trên 10%, đội ngũ MWG đã thực hiện cách giải pháp đảm bảo không bị thua lỗ trong mùa dịch:

1. Tăng giá bán hàng hoá của Bách Hoá Xanh lên cao gây ra phản ứng của người tiêu dùng.

2. Cắt giảm thưởng KPI của nhân viên Bách Hoá Xanh gây ra phản ứng của đội ngũ nhân viên Bách Hoá Xanh.

3. Gởi nhiều công văn đến các chủ nhà yêu cầu không đóng tiền mặt bằng trong mùa dịch và giảm 50% lợi nhuận gây ra phản ứng của chủ cho thuê mặt bằng.

Với tầm nhìn ngắn hạn tập trung vào lợi nhuận để đảm bảo ESOP, đội ngũ MWG không lường trước được phản ứng của khách hàng, nhân viên và đối tác.

Hệ quả của chính sách chạy theo lợi nhuận ngắn hạn sẽ gây ảnh hưởng lâu dài về sau.

MWG đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan:

1. Nếu cuối năm lợi nhuận tăng trưởng dương 10%, đội ngũ lãnh đạo được nhận ESOP thì tất cả các bên sẽ đánh giá đội ngũ MWG tham lam, vì ESOP mà hành xử không đúng với khách hàng, nhân viên và đối tác.

2. Nếu lợi nhuận không tăng trưởng dương 10%, đội ngũ lãnh đạo không nhận được ESOP thì động lực làm việc không còn được đảm bảo cho năm tiếp theo.

ESOP là con dao hai lưỡi. Một mặt nó khuyến khích đội ngũ MWG làm việc hăng say để cuối năm được chia ESOP, mặt khác ESOP khiến cho các quyết định của bộ máy chạy theo lợi nhuận ngắn hạn từng năm một.

Tác giả: Bạch Huỳnh Duy Linh