Nhà máy mới sẽ đặt tại Wroclaw, giúp đáp ứng nhu cầu lắp ráp và kiểm nghiệm chip rất quan trọng mà Intel dự tính vào năm 2027. Intel cũng nói thêm rằng đầu tư mới này nhằm giúp Liên minh châu Âu (EU) tạo một dây chuyền cung ứng thiết bị bán dẫn một cách bền vững hơn.

Link: Intel Plans Investment in Poland

Lẽ ra nguồn vốn trên sẽ đầu tư cho kế hoạch mở rộng nhà máy chip của Intel tại khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP) ở Q9 - theo một nguồn tin của tôi cách đây hơn hai tuần. Một nguồn nói với Reuters quyết định này được đưa ra vào khoảng tháng 7, nhưng không nêu rõ lý do. Một nguồn tin khác của Reuters, tham dự các cuộc họp gần đây giữa các công ty Mỹ và các quan chức hàng đầu của Việt Nam, cho biết Intel đã bày tỏ lo ngại về sự ổn định của nguồn cung cấp điện và tình trạng quan liêu quá mức, mà nếu nói toạc ra là của các quan chức TP.HCM.

Nhưng tình trạng này Intel đã được trải nghiệm trong đợt phong tỏa cả thành phố vào tháng 8-2021. Các hiệp hội thương mại Mỹ và châu Âu đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối các kế hoạch "3 tại chỗ" vô cùng kinh khiếp lúc ấy. Ít nhất hai nguồn tin khác của tôi nói

Rồi Intel cũng được ăn quả "nhọc" với các quan chức trung ương. Trong quá trình đàm phán giữa Intel và Việt Nam mấy năm qua, phía Việt Nam thay người liên tục mỗi lần đàm phán, chỉ giữ mỗi Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng. Phái chuẩn bị và trình bày mọi thứ từ đầu thì vô cùng nản - một nguồn tin nói thế.

Wroclaw cách thủ đô Kyiv và biên giới với Ukraine dưới 1.000 cây số. Đời sống người dân đã xáo trộn mạnh kể từ khi chiến tranh bùng nổ. Nhưng để Intel quyết tâm chọn Wroclaw giữa làn tên mũi đạn thì phải có rất nhiều yếu tố: ưu đãi của chính phủ Ba Lan về đất đai, thuế, nhân lực... Mà những cái đó thì Việt Nam, à không nói nữa.

Công tâm hơn nữa thì nói đến nhu cầu chip. Kinh tế toàn cầu suy thoái, sức mua hàng điện tử và xe hơi của người dân giảm sút thì buộc các hãng chip. "Nhưng đầu tư một nhà máy chip là một cam kết hàng chục năm, không kiểu quyết định sớm ban mai được. Nhà máy Intel tại SHTP là quyết tâm chính trị lớn của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải", nguồn tin nói.

Cố Thủ tướng Phan Văn Khải kết thúc nhiệm kỳ của ông vào cuối tháng 6-2006. Tháng 11-2006, Intel công bố khoản đầu tư 1 tỷ USD cho nhà máy lắp ráp và kiểm nghiệm chip ở SHTP. Tháng 10-2010, nhà máy này đi vào hoạt động. Đến nay, quy mô vốn của nhà máy này là khoảng 1,5 tỷ USD, là khoản đầu tư công nghệ lớn nhất của Mỹ cho đến tháng 11-2021 khi hãng chip Amkor Technology đầu tư 1,6 tỷ USD tại Bắc Ninh.

Kim ngạch xuất khẩu chip của Intel hiện chiếm đến 70% tổng kim ngạch của SHTP.

Thật ra Việt Nam có thể tiếp nhận nguồn vốn công nghệ cao như thế nào vẫn là câu hỏi khó. CEO của một tập đoàn nhân sự Hong Kong đã trả lời tôi rằng: "Chip là ngành công nghệ mang thời gian tính rất cao, chỉ cần chậm trễ thủ tục thông quan, thiếu điện, thiếu nhân công thì khó đảm bảo sản xuất. Một hãng chip phương Tây (ông nhất quyết không nêu tên hãng nào) đã cam kết với tập đoàn là cùng đồng hành trong quá trình làm ăn ở Việt Nam, quy mô nhà máy 6.000 công nhân, nhưng chỉ bốn năm sau chúng tôi đã đường ai nấy đi". Trăm dâu đổ xuống đầu Intel thì rõ rồi.

Nhưng các tập đoàn lớn đều đang có kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Chuyện được cái này mất cái kia rất là thường tình.

Người Việt ham vui, mà cũng nhẹ dạ. Mới nghe Intel tạm thời "dẹp sang một bên khoản đầu tư đã hoạch định" thì báo chí đã hớt hãi, loạn xạ "hủy kế hoạch đầu tư".

An tâm, Việt Nam xem mình như một cô gái đẹp, mà người đời thường đàm luận "đẹp thì có quyền". Nhưng mà ngoài kia còn có nhiều đứa đẹp hơn...

Mà có nhà máy chip thôi chưa gì đã xoắn. Đi ngủ sớm đi để lấy sức. Mai vào cơ quan còn sức mà đập bàn hỏi sếp: "Nhắm Tết này tụi em được thưởng mấy tháng lương?".