Vietnam lạm phát chỉ khoảng 3 - 4% tức là lượng hàng hoá cân bằng khá tốt với cung tiền lưu thông trong thị trường, nhưng sao DN Việt SMEs vẫn phá sản rất nhiều, thất nghiệp vẫn tràn lan trong năm 2024, 2025? So với Mĩ lạm phát ~ 3.5 - 9.1% và vì thế họ đang neo lãi suất rất cao từ (5.25% - 5.5%).

Lưu ý, khi FED neo 5.25 - 5.5% thì về Vietnam cộng chi phí rủi ro tín dụng + Phụ phí thì các đối tượng (Chính phủ, DNNN, DNTN, Cá nhân) sẽ phải trả từ 7.5 - 13.5%. Nhưng Vietnam vẫn neo lãi suất thấp trong 2023 - 2025.

480341102-8877216072401474-1202476999585174709-n-1739867231.jpg
 

Đầu tiên, anh em founders cần nắm số liệu để cảm nhận quy mô kinh tế Vietnam về tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế:

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Chiếm khoảng 20% GDP.

2. Doanh nghiệp nhà nước: Đóng góp vào GDP quốc gia theo giá hiện hành là 27,8%.

3. Doanh nghiệp tư nhân: Đóng góp vào GDP quốc gia theo giá hiện hành là 8,2%.

4. Hộ kinh doanh cá thể: Đóng góp vào GDP quốc gia theo giá hiện hành là 31,3%.

5. Về hoạt động xuất khẩu, khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam:

- Khu vực FDI (bao gồm dầu thô): Đạt 276,76 tỷ USD, chiếm 74,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Khu vực kinh tế trong nước: đạt 95,09 tỷ USD, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chúng ta có thể thấy tỉ trọng GDP các DN nhà nước chiếm 27 - 28% GDP.

Và khu vực xuất khẩu thì nhóm FDI chiếm 74 - 75%.

Do đó chính sách điều hành của Vietnam tăng trưởng sẽ ưu tiên quan tâm cho các DN thuộc khu vực này nhiều hơn là doanh nghiệp tư nhân vốn rất xa trong mối quan hệ với nhà nước.

Có 05 lý do khiến cho DN SMEs Vietnam vẫn phá sản nhiều trong 2024, 2025:

1. Cầu tiêu dùng trong nước yếu, người dân thắt chặt chi tiêu

Dù lạm phát thấp, nhưng người dân vẫn hạn chế mua sắm, dẫn đến sức mua giảm mạnh, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

Các mặt hàng như bất động sản, ô tô, hàng tiêu dùng, điện máy đều có sức mua yếu, khiến doanh nghiệp bị tồn kho cao.

Khi cầu giảm, doanh nghiệp SMEs không có doanh thu, buộc phải thu hẹp hoặc đóng cửa.

2. Xuất khẩu suy giảm, doanh nghiệp sản xuất gặp khó

Các đối tác lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc đều giảm nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam.

Nhiều DN xuất khẩu gặp tình trạng đơn hàng giảm 20 - 40%, buộc phải cắt giảm lao động.

Ví dụ:

Ngành dệt may, da giày: Đơn hàng giảm, nhiều nhà máy phải cho công nhân nghỉ luân phiên hoặc đóng cửa.

Ngành điện tử: Samsung, Foxconn, Intel đều giảm sản xuất tại Việt Nam do nhu cầu yếu từ thị trường Mỹ, EU.

3. Lãi suất thấp nhưng doanh nghiệp SMEs vẫn khó vay vốn

Dù lãi suất giảm, nhưng ngân hàng vẫn siết chặt tín dụng do lo ngại rủi ro nợ xấu.

Nhiều doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp (Do đã vay tối đa ở những năm trước), họ không có dòng tiền ổn định nên không vay được vốn để duy trì hoạt động.

Ngân hàng ưu tiên cho vay các doanh nghiệp lớn, tập đoàn mạnh, trong khi SMEs vẫn khó tiếp cận vốn.

Ví dụ:

Bất động sản: Dù lãi suất hạ, nhưng DN không vay được do ngân hàng sợ rủi ro thanh khoản.

SMEs thiếu tài sản đảm bảo: Ngân hàng yêu cầu thế chấp cao hơn, trong khi doanh nghiệp nhỏ không có tài sản đủ giá trị.

Lãi suất thấp không đủ giúp SMEs nếu ngân hàng không cho vay hoặc DN không thể vay.

4. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn chậm và chưa hiệu quả

Các gói hỗ trợ lãi suất, ưu đãi thuế của Chính phủ chưa giải ngân nhanh, khiến nhiều DN không nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Các thủ tục hành chính vẫn phức tạp, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn và hỗ trợ.

Ví dụ:

Gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng lãi suất 2% (năm 2023) chỉ giải ngân được 1% do thủ tục quá phức tạp.

Thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn kéo dài, nhiều DN phải chờ đến khi hết khả năng duy trì mới được vay.

5. Bất động sản đóng băng, kéo theo khủng hoảng dây chuyền

Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng đang trong giai đoạn đóng băng.

Khi thị trường này chững lại, hàng loạt ngành liên quan như xây dựng, vật liệu, nội thất, tài chính cũng bị ảnh hưởng nặng.

Nhiều DN trong các ngành liên quan bị mất doanh thu, phá sản hàng loạt.

Ví dụ:

Ngành xây dựng: Hàng loạt công ty nhỏ bị phá sản do không có dự án mới.

Công ty môi giới bất động sản: Giảm 70 - 80% nhân sự vì không có giao dịch.

Ngành nội thất, vật liệu xây dựng: Doanh thu giảm mạnh do ít công trình xây dựng.

Khi bất động sản suy yếu, cả nền kinh tế bị ảnh hưởng dây chuyền, kéo theo SMEs phá sản hàng loạt.

Vậy:

Nếu không có biện pháp kích cầu, SMEs sẽ tiếp tục phá sản đến cuối 2025.

Nếu Chính phủ có các gói kích thích kinh tế mạnh hơn, thị trường có thể phục hồi vào nửa cuối 2025 - 2026.

Do đó, bản chất 2024, 2025 là 03 chữ: TIÊU DÙNG YẾU, chứ không phải do Lạm phát nhen anh em.

Còn muốn xem diễn biến tình hình tiếp theo như thế nào thì anh em phải theo dõi thêm các chính sách cởi mở của Chính Phủ sắp tới.

Nên tui và Equitix mới hay nói, khi Tổng Bí Thư đề xuất kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải biết ... ai/đối tượng nào đang được đề cập tới về kỷ nguyên này, có phải anh em ... hay không?

Do đó, theo tui, dưới 1000 tỉ/1 năm; cơ bản anh em founders tư nhân vẫn phải tự bơi là chính nha anh em.

Tuyệt đối không chủ quan, ATSM, mà phải thân thiện zui zẻ để được nhiều quý nhân giúp đỡ hơn trên con đường còn rất xa xa cho tới khi DN mình đủ lớn để được ... quan tâm.

Để anh em thấy: Làm ăn ở Vietnam có thể khó khăn bất cứ lúc nào, chứ 01 mình mình không đủ khả năng làm gì đâu, nên không nên ATSM, nguy hiểm nhen.

Hiểu biết tài chính mới đủ sống sót khi kinh doanh ở thị trường Vietnam, hẹn anh em ở trong các lớp học của Equitix để căn cơ cho bản thân trong hành trình chạy bền và khao khát vươn lên của 1 doanh chủ đầy mộng mơ và cũng không hề kém tính thực tiễn.

Ngày tốt lành.

Có 02 câu hỏi chỉ giải đáp cho FFP100 (offline), gợi ý cho anh em tự hỏi chính mình:

Câu 2: Tại sao năm 2023, 2024, 2025 FED neo lãi suất rất cao nhưng chính phủ Vietnam vẫn để lãi suất thấp.

Câu 3: Khi NHNN neo lãi suất cơ bản thấp, tức là chính sách này dành cho ai? Có phải cho các bạn SMEs hay không?