441292737-1200802504690689-886989082521231141-n-1714984534.jpg
 

Kinh tế thế giới

IMF đã điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ở mức 3,2%, cao hơn 0,1% so với dự báo hồi tháng 1/2024. Mặc dù tốc độ tăng trưởng dự báo được nâng lên, nhưng vẫn được đánh giá là ở mức thấp so với mức trung bình lịch sử và rủi ro vẫn còn tồn tại. Điều này cho thấy tình hình kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bất định trong tương lai. 

Lo ngại về nguy cơ đình lạm tăng cao khi GDP tăng trưởng thấp và lạm phát vẫn tiếp tục dai dẳng. Tuy nhiên, bóc tách chi tiết cấu phần GDP cho thấy tăng trưởng GDP quý 1 thấp tới từ các cấu phần thay đổi ngắn hạn như (1) Hàng tồn kho trong khu vực tư nhân giảm - phản ánh tâm lý không trữ hàng của doanh nghiệp do lo ngại nhu cầu sẽ giảm, (2) Xuất khẩu ròng giảm do đồng USD đang mạnh hơn so với các loại tiền tệ khác. Trong khi đó các yếu tố cơ bản của nền kinh tế như tiêu dùng, đầu tư cố định vẫn duy trì ổn định. 

Đóng góp GDP Mỹ

Tăng trưởng GDP quý 1/2024 của Trung Quốc đạt 5.3%, cao hơn mọi dự báo trước đó, song nội tại nền kinh tế vẫn còn yếu, hơn nữa, thị trường vốn của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ. Đầu tư tài sản cố định là chỉ số duy nhất tăng trong tháng gần đây nhờ các ưu đãi của chính phủ cho đầu tư vào công nghệ và năng lượng mới, điều này bù đắp cho sự suy giảm đáng kể trong đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, đầu tư vào công nghệ chỉ hiệu quả khi Trung Quốc có thể đẩy mạnh xuất khẩu. 

Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế trong Q1/2024 đã mất đà tăng tốc, giảm 15% so với quý trước, đạt 5,7%. Do nhu cầu tiêu dùng nội địa và đầu tư trong nước còn yếu, dù xuất khẩu ghi nhận kết quả ấn tượng. Nhưng, so với cùng kỳ đã tăng hơn tốc độ tăng của quý 1 2020-2023. Trong đó, đóng góp tăng trưởng chủ yếu đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28% và khu vực dịch vụ tăng 6,12%. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng bức tranh nền kinh tế sẽ tươi sáng hơn trong các quý sau, với con số ước tính Q2/2024 – 6% (YoY) và 2024 – 6,2% (YoY) dựa trên động lực bên trong nền kinh tế. 

Tăng trưởng GDP Việt Nam theo nhóm ngành

Lạm phát Việt Nam tăng lên mức cao trong tháng 4/2024, dù trong tầm kiểm soát nhưng áp lực vẫn lớn trong Q2/2024. Cùng với đó là vẫn đề tỷ giá, chúng tôi cho rằng, tỷ giá tăng mạnh chỉ là vấn đề lo ngại tạm thời và dự kiến sẽ hạ nhiệt trong Q2/2024. Do (1) Fed chưa xác định thời điểm cắt lãi suất lần đầu tiên trong năm 2024, nhưng đã giảm nhịp độ thắt chặt định lượng. Việc giảm nhịp độ QT có thể được xem là một động thái nới lỏng nhẹ CSTT, (2) Nguồn thu ngoại tệ từ FDI dự kiến sẽ tăng cao, (3) SBV lấy ý kiến sửa đổi TT 02/2021/TT-NHNN, hướng tới tỷ giá VND – USD trong giao dịch kỳ hạn,….