fb-img-1684046930757-1684047077.jpg
 

(Hôm qua cậu đã nói sẽ viết, nên nay cậu viết)

Hôm qua (12.5), VinFast công bố sáp nhập Black Spade Acquisition (đã niêm yết, mã: BSAQ.N) trên sàn chứng khoán Mỹ để sớm niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Đây được xem dùng “cửa sau” (back door) theo cách sáp nhập SPAC để rút ngắn thời gian niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vốn có thủ tục nhiều khi khá phức tạp.

Trước hết, giải thích sơ SPAC là gì?

SPAC viết tắt của “Special Purpose Acquisition Company” (tạm dịch: Công ty mua lại mục đích đặc biệt). Trên thị trường chứng khoán Mỹ, từ lâu có các SPAC niêm yết. Khi mới hình thành, các SPAC có đặt ra mục tiêu ngành nghề cụ thể, nhưng về bản chất là công ty rỗng, không hoạt động và đã niêm yết nên có mã chứng khoán. Như công ty mà VinFast công bố sáp nhập Black Spade Acquisition có mã: BSAQ.N.

Sau đó, một số start-up hoặc công ty muốn niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ thì có thể sáp nhập với SPAC để trở thành công ty đại chúng. Tất nhiên, việc sáp nhập phải chờ Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC) thông qua. Với cách này thì thủ tục niêm yết có thể chỉ còn 3-6 tháng, trong khi theo cách niêm yết truyền thống thì có thể phải mất khoảng 1 năm trở lên và trải qua nhiều thủ tục gian truân.

Tuy SPAC là các công ty rỗng nhưng vẫn được giới đầu tư chọn mua cổ phiếu vì nếu có vụ sáp nhập “thơm”, giá cổ phiếu lên thì vẫn được lợi.

Nên việc VinFast sáp nhập BASQ.N để lên sàn như thế này thì có thể giúp VinFast sớm lên sàn và có thể sau khi nộp hồ sớ IPO thì VinFast thấy không thuận buồm xuôi gió nên chọn qua cách này. 

Vậy tương lai cú sáp nhập SPAC này của VinFast thế nào?

Trước hết, sẽ rất khó để nói VinFast thành công hay thất bại, vì chỉ VinFast mới biết được họ kỳ vọng huy động bao nhiêu vốn trong đợt IPO/niêm yết và mục tiêu để làm gì. Anywaz, lên sàn sớm là thuận lợi hơn rồi.

Tuy nhiên, tình hình sáp nhập SPAC hiện tại có một số yếu tố bất lợi sau có thể tác động đến kết quả lần này của VinFast.

1. Sáp nhập SPAC để lên sàn có từ lâu nhưng bắt đầu “nóng” vào khoảng 2019 và đặc biệt là trong 2 năm 2020 - 2021. Thời điểm này là đại dịch Covid-19, Mỹ tung ra các khoản cứu trợ khổng lồ nên nguồn tiền trên thị trường dồi dào hơn, các sáp nhập SPAC cũng ăn theo. Nhưng từ 2022 thì tình hình sáp nhập SPAC giảm nhiệt. Các bạn xem biểu đồ trong hình: số vụ sáp nhập SPAC trên thị trường Mỹ: 2019 (30), 2020 (93), 2021 (196) và 2022 (109).

2. Vì sáp nhập SPAC để lên sàn trong 2 năm 2020-2021 tăng trưởng nóng, kéo theo nhiều vụ tăng giá cổ phiếu “ảo ma”, nên SEC đang tiến hành các biện pháp kiểm soát và có lẽ sớm áp dụng. Đây chính là một rủi ro cho VinFast vì SEC đã có dự thảo quy định kiểm soát từ tháng 3.2022 nhưng chưa chốt thời điểm chính thức áp dụng. 

Không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất! Nếu SEC áp dụng vào thời điểm hồ sơ sáp nhập của VinFast và BSAQ.N đang được xem xét, thì VinFast đen nhiều hơn đỏ.

3. Theo bài tổng hợp dữ liệu từ Bloomberg hồi tháng 2 thì tỷ lệ công ty lên sàn qua SPAC rồi phá sản khá cao. Vì sao? Vì đối tượng đầu tư hầu hết dân đầu cơ, bán khống nên thực chất thì công ty lên sàn thì có thể giá cổ phiếu tăng nhanh rồi cũng xuống nhanh, không hút được nguồn vốn thực nên không có nguồn lực để tồn tại. Cuối cùng là xỉu up xỉu down.

4. Năm 2020 và 2021 thì Mỹ thực hiện các gói cứu trợ kinh tế, nhưng từ năm 2022 và còn kéo có lẽ đến 2024 thì ngược lại, Fed tăng lãi suất cơ bản để chống lạm phát. Fed nếu không tăng thêm thì có lẽ vẫn giữ lãi suất ở mức cao, chứ chưa có dấu hiệu “quay xe”, nên chi phí sử dụng vốn ở Mỹ tăng cao, tiền cho thị trường như thế sẽ giảm đi nên khả năng huy động vốn cũng khó hơn. 

Điểm thuận lợi nhất hiện nay mà cậu nhìn thấy khi VinFast sáp nhập Black Spade Acquisition thành công, niêm yết được ở Mỹ thì sẽ tăng hình ảnh của Vingroup và ông chủ Phạm Nhật Vượng tại VN, cũng như tìm cách huy động một số nguồn khác.

Nguồn: Tri M. Ngo

https://www.facebook.com/1560481009/posts/pfbid0wJLHqBvzMzXKE5cfGsQRVvU5xwHiv5LismdQc8dgJ7yw3inR29MyEtFmB6QNY78Hl/?mibextid=Nif5oz