Hôm qua tui đăng bài về Power of Buyer - Sức mạnh và quyền lực người mua hàng mà Âu Mỹ đã xây dựng được trong hàng trăm năm qua và họ cố tình loại bỏ kiến thức này trong kinh tế để cố nói rằng các nước khác nên tập trung sản xuất thay vì làm bán hàng, marketing và xây dựng thương hiệu vì Âu Mỹ thừa hiểu rằng nhu cầu của con người mới là nguồn cội và gốc rễ của thặng dư lao động và là quyền lực mềm dẫn dắt phần còn lại chứ không chỉ là năng lực sản xuất, tạo ra sản phẩm.
Những kiến thức chúng ta học được có thể là Pha ke và điều hướng để trở thành các thành phần lệ thuộc và bị thống trị bởi đất nước có nhu cầu tiêu dùng cao như Âu Mỹ.

Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, Ngân hàng Nhà Nước có in tiền nhưng nhu cầu tiêu dùng lại quá yếu, quá thấp, vòng quay tiền chậm, cung tiền thì quá nhiều thì in tiền chỉ như ... là đấm vào không khí, như châu Âu hiện tại.
In tiền mà không có sức trẻ – Vì sao lại như đấm vào không khí?
1. In tiền
Chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế thông qua đầu tư công, tín dụng, trợ giá, cắt giảm thuế...
Nhưng nếu nền kinh tế thiếu động năng nội tại, thì dòng tiền sẽ không tạo lực lan tỏa – như đổ nước vào sa mạc.
Tiền không tạo ra giá trị – chỉ kích hoạt giá trị đã có sẵn.
Nếu xã hội trì trệ, người dân không tiêu dùng, doanh nghiệp không đổi mới, thì tiền chỉ làm tăng giá, chứ không làm tăng sức sống của xã hội.
2. "Sức trẻ" là yếu tố kích hoạt tiêu dùng, sáng tạo, và mở rộng
Sức trẻ không chỉ là độ tuổi. Đó là:
- Tư duy mới mẻ, ham học hỏi
- Khát vọng làm giàu, tự khẳng định bản thân
- Dám thử, dám liều, dám đầu tư, dám kinh doanh
Hệ sinh thái kinh tế cần người trẻ để tiêu dùng sản phẩm mới, khởi nghiệp, chuyển đổi số, đổi mới ngành nghề.
Làm chủ nhu cầu tiêu dùng – Định hình được gu của xã hội
1. Tiêu dùng không phải là “phản xạ”, mà là “tư tưởng”
- Người Nhật tiêu dùng theo gu thẩm mỹ tinh tế, tối giản
- Người Mỹ tiêu dùng theo giá trị cá nhân, tiện lợi và quyền lực
- Người Hàn tiêu dùng theo xu hướng đồng bộ, văn hoá sao Hàn
Các quốc gia dẫn dắt thế giới bằng việc kiến tạo "nếp tiêu dùng riêng" – qua đó ép phần còn lại phải theo gu của họ.
2. Việt Nam – nếu không làm chủ tiêu dùng, sẽ mãi là người làm thuê cho tư duy nước khác
Hiện nay:
- Từ mỹ phẩm → nghe theo K-beauty
- Từ điện thoại → dùng iPhone như biểu tượng
- Từ quần áo → chạy theo fast fashion Zara, H&M (số đông)
- Ăn uống → trà sữa Đài Loan, bò Mỹ, gà Hàn
Sự thực: Người Việt chưa có “gu tiêu dùng bản địa” đủ mạnh để định hình thị trường, bản chất là yếu năng lực marketing, thương hiệu và đi khai phá (bán hàng) không mạnh.
In tiền mà không có sức trẻ là vô nghĩa, vì tiền cần một lực đẩy sống động để chuyển hóa thành giá trị thật.
Sức trẻ tạo ra tiêu dùng mới, còn tiêu dùng mới chính là cách để quốc gia dẫn dắt phần còn lại, đúng với bối cảnh kinh tế Vietnam hiện tại.
Hướng đi:
1. Tạo làn sóng tiêu dùng nội địa có bản sắc riêng:
- Thương hiệu Việt có triết lý, thẩm mỹ, chất lượng toàn cầu
- Định vị cao cấp, tử tế, đồng hành – không rẻ tiền, nhếch nhác
2. Ươm mầm sức trẻ – không chỉ để tiêu mà để dẫn dắt:
- Đầu tư mạnh vào giáo dục khai phóng, kinh doanh, sáng tạo
- Trao quyền tự chủ để họ kiến tạo sản phẩm & dịch vụ mới
- Cổ vũ khởi nghiệp có chiều sâu, thay vì phong trào
3. Xây dựng một "cộng đồng gu tiêu dùng Việt Nam có tầm vóc:
Để mỗi khi Việt Nam ra sản phẩm gì, thế giới phải học theo.
Phân tích góc độ chủng tộc và tâm thức từ đó dẫn tới gốc rễ hành vi dân tộc dưới góc nhìn quan sát khi đi khắp nơi của Lucas và va chạm với nhiều người bản địa của các quốc gia.
Chủng tộc & Tâm thức – Gốc rễ hành vi dân tộc
Con người là sinh vật của lịch sử. Để hiểu vì sao một dân tộc mạnh hay yếu, khát khao mở rộng hay co cụm, ta phải hiểu họ đã từng sống như thế nào trong hàng ngàn năm tiến hoá.
1. Châu Âu – Tổ tiên là dân săn bắt, chinh phục
- Sống ở xứ lạnh, khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên phân tán → buộc phải đi xa để sinh tồn.
- Họ đi săn, tìm thuộc địa, bành trướng tôn giáo, văn hoá, quân sự → kết quả là đế quốc thực dân.
- Bản chất của dân "đi săn" là: Chủ động, tò mò, thích chinh phục, cạnh tranh và định danh qua hành động.
Ngày nay: Họ không đi chiếm đất nữa, nhưng họ “chiếm lĩnh thị trường” bằng thương hiệu – từ Apple, Louis Vuitton, IKEA, đến McDonald’s…
“Branding is the new colonialism.”
2. Người Hàn & Hallyu – Khát vọng khẳng định mình sau chiến tranh
- Bị chia cắt, nghèo đói hậu chiến, Hàn Quốc từng đứng ngang hàng với Việt Nam những năm 1950.
- Nhưng thay vì ngồi đó tự ti, họ chọn đi ra thế giới bằng văn hoá – Kpop, phim ảnh, mỹ phẩm...
- Hallyu – Làn sóng Hàn, không phải nhờ đẹp hơn, mà nhờ tư duy xuất khẩu văn hoá có chiến lược.
Từ 2009 - 2023, Kpop đem về cho Hàn Quốc hơn $10 tỷ USD mỗi năm. BTS, BLACKPINK chính là… "đội quân mềm" – đánh vào trái tim thế giới.
3. Tư tưởng người Hoa – Gốc thương nhân và “trồng vườn khắp thiên hạ”
- Người Hoa không chỉ là dân buôn, họ có triết lý “di thực chi dân” – mang hạt giống tư tưởng và thương mại đi khắp nơi.
- Người Hoa tại Đông Nam Á không chờ cơ hội, họ mở chợ, mở ngân hàng, xây tổ chức cộng đồng, thậm chí tham gia vai trò chính trị tại các nước.
- Branding của người Hoa là hệ sinh thái, Tencent đến Alibaba, TikTok, Huawei … – họ không bán sản phẩm, họ xây trục chi phối.
4. Người Việt – Dân lúa nước và hệ quả “tâm lý vẫn còn … tư duy tre làng”
Văn minh Việt Nam phát triển trên nền nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc vào thời tiết, đồng bằng, sóng suối và phụ thuộc lớn vào sự hỗ trợ cộng đồng xung quanh.
Sinh tồn trong mô hình làng xã nên:
- Tâm lý co cụm, an toàn, ngại xung đột.
- Tư duy "trong làng tôi là nhất" → thiếu ý chí so sánh với thế giới.
- Thiếu văn hoá ra biển lớn, chỉ tập trung bán cái mình có (Số đông tất cả ngành nghề)
Thực tế đáng buồn:
- Việt Nam có hàng chục loại nông sản, món ăn, sản phẩm truyền thống đỉnh nóc kịch trần (theo trải nghiệm của tui) … nhưng không ai nhớ đến thương hiệu Việt.
- Chúng ta xuất gạo, họ đóng gói thành “gạo Nhật”, bán gấp 10 lần.
- Chúng ta làm gia công, còn họ bán thương hiệu.
- Họ dựng rào quan thuế, chúng ta thất thu, vì bản chất cũng là đi làm thuê.
5. Định lượng và dẫn chứng – Tư duy bán hàng, xây dựng thương hiệu ... mới là biên giới mới
- Hàn Quốc: 8/10 thương hiệu hàng đầu là nội địa chiếm ~12% GDP
- Nhật Bản: 7/10 thương hiệu nội địa hàng đầu chiếm ~9%
- Việt Nam <1/10 <1%
Điểm nghẽn của Việt Nam:
- Không phải thiếu tài năng hay sản phẩm tốt.
- Mà là chưa tin rằng mình xứng đáng đi ra thế giới. Nếu đi nhiều như tui chắc chắn tư tưởng thay đổi vì tui thấy dân mình rất thông minh và cũng bá đạo. hi hi
6. Biên giới của Việt Nam là nơi thương hiệu Việt xuất hiện
- Văn hoá, sản phẩm, dịch vụ Việt Nam tới đâu – biên giới Việt Nam mở rộng tới đó.
- Thay vì đợi người khác đến mua, ta phải tự đi bán.
- Thay vì “tự hào hàng Việt”, hãy biến nó thành thương hiệu chạm tim thế giới.
- Muốn làm vậy, phải học sales, marketing, branding như một chiến lược dân tộc trong kỷ nguyên vươn mình.
Nên mình trăn trở lắm, thế rốt cuộc kỷ nguyên vươn mình thì ai vươn mình và cái gì vươn, và để vươn mình thì doanh nhân cần làm gì và học gì để vươn mình; hay lại phát triển manh mún, nhỏ lẻ và dễ bị đè bẹp bởi chi phí, thuế và tín dụng?
7. Chiến lược hành động: Xây dựng thương hiệu Việt đẳng cấp có thể vươn ra thế giới
Tư duy mới: Thương hiệu không phải để đẹp – mà để chiếm thị phần tâm trí.
- Sản phẩm tốt chưa đủ – phải biết kể chuyện, dựng hình ảnh, làm truyền thông bài bản.
- Học từ BTS, KFC, Apple – đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán niềm tin, trải nghiệm, giấc mơ.
- Startup Việt = chiến binh thương hiệu – đừng chỉ tạo sản phẩm, hãy nghĩ cách chiếm lĩnh trái tim khách hàng Vietnam, và sau đó có thể là … toàn cầu.
8. Thương hiệu = Biên giới mềm – nơi lá cờ Việt Nam phấp phới trong tâm trí người tiêu dùng.
- Chúng ta từng chiến thắng những đế quốc lớn bằng vũ khí. Giờ là lúc chiến thắng họ bằng thương hiệu và văn hoá.
- Hãy thôi tự hào trong làng, và bắt đầu chinh phục người tiêu dùng Việt và sau đó đi ra thế giới bằng thứ duy nhất không ai sao chép được:
Linh hồn Việt – qua thương hiệu Việt.
Nhân ngày đại lễ sắp diễn ra rất nà ... hoành tá tráng làm dấy lên lòng yêu nước của tui đặng mà viết lại bài này cho cộng đồng anh em giới chủ đọc và chiêm nghiệm.
Buổi sáng tốt lành.