Cuộc tranh luận về AI trong ngành sáng tạo đang rất nóng: một bên thì lo sợ bị thay thế, một bên thì tung hô nó như một phép màu. Nhưng với những người làm nghề thực chiến, AI không phải là thần thánh hay ác quỷ. Nó đơn giản là một công cụ - một công cụ cực kỳ mạnh mẽ. Vấn đề không phải là "liệu nó có thay thế chúng ta không", mà là "chúng ta sẽ sử dụng nó một cách thông minh như thế nào?"
5 cách biến AI thành nô lệ tư bản trong Storytelling
AI thay thế vị trí của bạn trong tương lai
Biến AI trở thành nô lệ của mình, X5 hiệu suất công việc.

1. Phá vỡ bế tắc ý tưởng
Vấn đề: Bí ý tưởng.
AI là một cỗ máy "what if" không giới hạn. Thay vì ngồi vắt óc, bạn có thể đưa cho nó một tiền đề cơ bản và yêu cầu nó phát triển theo những hướng điên rồ nhất.
Ví dụ Prompt:
"Tôi đang có ý tưởng về một shipper bị lạc vào chiều không gian khác khi đang giao một món hàng. Hãy cho tôi 5 kịch bản 'plot twist' bất ngờ cho câu chuyện này, một theo hướng kinh dị, một theo hướng hài hước, và ba theo hướng khoa học viễn tưởng"
2. Gọt giũa kịch bản & lời thoại
-
Vấn đề: Lời thoại nghe sáo rỗng, thiếu tự nhiên, hoặc ý tưởng chưa đủ sâu sắc.
Cái hay của AI trong việc fix kịch bản của bạn là nó có thể đưa cho bạn nhiều góc nhìn hơn hay giúp tìm ra những đoạn thoại yếu, gợi ý cách diễn đạt tự nhiên hơn, hoặc đào sâu hơn vào tâm lý nhân vật. -> dễ dàng tinh chỉnh lại kịch bản của mình hợp lý hơn
Ví dụ Prompt:
"Đây là một đoạn hội thoại giữa hai nhân vật. Nhân vật A đang tức giận nhưng cố che giấu. Nhân vật B thì ngây thơ. Hãy viết lại đoạn hội thoại này để thể hiện 'ẩn ý' (subtext) tốt hơn, cho thấy sự tức giận của A qua những câu chữ bề ngoài có vẻ bình thường."
3. Phát họa storyboard chuyên nghiệp
-
Vấn đề: Cần storyboard nhưng kỹ năng hội họa bằng không.
Xưa k có AI thì Storyboard là vấn đề, để diễn đạt ý của bạn cần phải có 1 designer kề cạnh để phát họa ý tưởng. Tuy nhiên giờ để đẩy nhanh quá trình này bạn chỉ cần gõ prompt chi tiết, rõ ràng về góc máy, ánh sáng, bố cục, hành động của nhân vật. AI sẽ là thằng họa sĩ câm lặng, vẽ chính xác theo brief của mình
Ví dụ Prompt:
"Tạo một khung hình storyboard, phong cách phác thảo đen trắng. Cỡ cảnh trung (medium shot). Một người đàn ông trông mệt mỏi đang ngồi ở bàn làm việc trong một văn phòng tối. Góc máy cao, nhìn từ trên xuống, nhấn mạnh sự cô độc..."
4. Bắt AI làm nhạc, đọc thoại cho đỡ tốn tiền.
-
Vấn đề: Cần âm thanh cho video nháp nhưng ngân sách eo hẹp.
Dễ dùng và phổ biến để tạo nhạc nền thì có thể dùng Udio AI hay Suno AI. Chuyên nghiệp hơn thì có thể dùng Soundraw.io hoặc AIVA.
Prompt tạo nhạc nền có thể dùng chung cấu trúc này:
-
[Tâm trạng/Cảm xúc] + [Thể loại/Phong cách] + [Nhạc cụ chính] + [Nhịp độ] + [Bối cảnh sử dụng (không bắt buộc nhưng rất hiệu quả)]
Còn với thoại thì dùng Gemini/ChatGPT để brainstorm và gọt giũa kịch bản, sau đó đưa kịch bản đó vào ElevenLabs/Murf.ai để tạo ra một bản voice-over demo là được. Chuyên nghiệp hơn thì dùng bản trả phí.
5. Tự động hóa công việc quảng bá
-
Vấn đề: Làm xong sản phẩm chính thì đã hết năng lượng để nghĩ content quảng bá.
Dựa vào nội dung video, nó có thể nhanh chóng tạo ra các phương án tiêu đề, mô tả YouTube, kịch bản cho video ngắn giới thiệu, hay các bài đăng social media. Tuy nhiên không phải cái nào cũng dùng được nên nhớ check lại cuối cùng nhé.
Prompt:
"Dựa trên kịch bản video này [dán kịch bản hoặc tóm tắt], hãy viết cho tôi: 5 option cho tiêu đề video YouTube tối ưu SEO, một đoạn mô tả hấp dẫn, và 3 bài đăng Facebook/Instagram để quảng bá cho video này."
Tóm lại, đừng hỏi "AI có thay thế được mình không?" Hãy hỏi: "Mình có đủ khôn để biến AI thành công cụ cho mình không?" Trong tương lai, sẽ chỉ có hai loại người kể chuyện: người ra lệnh cho AI, và người bị thay thế bởi những người biết ra lệnh cho AI.
[TỔ QUẠ MARKETER]