truoc-hay-noi-vinhomes-la-ga-de-trung-vang-cua-vingroup-nay-vinfast-co-mot-mon-do-dac-biet-cung-ga-de-trung-vang-1714102609.webp

Tại buổi ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 do Tập đoàn Vingroup (VIC) tổ chức hôm qua ngày 25/4, bên cạnh những quan tâm khác về sự phát triển gây chú ý của Vinfast trong năm vừa qua, có một cổ đông đã đặt câu hỏi: "VinFast hiện thu chủ yếu là bán xe, nhưng theo tôi được biết thì chứng chỉ carbon cũng ra tiền. VinFast giảm thải được rất nhiều carbon, hiện VinFast đã làm hồ sơ pháp lý gì để phát hành chứng chỉ carbon trong thời gian tới?".

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Vingroup đã trực tiếp giải đáp thông tin này như sau: "Chúng tôi đã thành lập tổ công tác để thúc đẩy bán tín chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác".

Thời gian qua, tín chỉ carbon - chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2 luôn được ví như ''gà đẻ trứng vàng'' của các hãng ô tô điện. Tín chỉ carbon dù không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng đây là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc và chúng sẽ định hình tương lai của ngành này. Các nhà sản xuất xe điện có thể bán lượng tín chỉ carbon dư thừa từ việc sản xuất xe điện cho những nhà sản xuất ô tô khác để giúp các bên này tuân thủ những quy định về khí thải.

truoc-hay-noi-vinhomes-la-ga-de-trung-vang-cua-vingroup-nay-vinfast-co-mot-mon-do-dac-biet-cung-ga-de-trung-vang-1-1714102680.png

Trước ý định của Vinfast, Tesla cũng đã áp dụng thành công lợi thế này. Cụ thể, vào năm 2023 ông lớn xe điện này đã kiếm được 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon. Từ đó nâng tổng thu nhập từ các khoản tín dụng từ tín chỉ carbon kể từ năm 2009 lên gần 9 tỷ USD. Trong khi đó các hãng xe như Ford, GM và Honda đều gặp khó khăn trong việc phát triển xe điện. 

Hiện nay nhiều bang ở Mỹ đã và đang thực thi các quy định về việc phân tín dụng carbon cho các công ty sản xuất ôtô cá nhân.