Phân tích cho thấy kết quả này bắt nguồn phần lớn từ scandal khóc lóc của Trấn Thành thời điểm Đàm Vĩnh Hưng nựng má. Hành động của Mr Cry khiến giả cảm thấy phẫn nộ vì bị xúc phạm khi một người giàu có thành công ăn trên ngồi trốc đòi hỏi họ phải hiểu cho nỗi khổ của các ngôi sao?!!

Câu hỏi đặt ra, hành động khi ấy của Trấn Thành nên được hiểu là tâm sự, chia sẻ, thách thức, hay là dạy dỗ? Có thể, trong sâu thẳm lòng mình, Trấn Thành chỉ bộc phát ra một lời tâm sự. Nhưng sắc thái, bối cảnh, hành vi, thậm chí vì cả những vấn đề trong quá khứ mà số đông có cảm giác Trấn Thành đang lên giọng dạy đời đầy thách thức và cao ngạo.

fb-img-1682217383590-1682217632.jpg
 

***

Ngày hôm qua, một bạn trong DC Network có hỏi cô rằng: cô ơi, làm sao để người ta biết em làm thẩm định? Cô có ghé kênh của bạn này coi thử, thì thực sự là bức xúc vô cùng! Thật đáng tiếc khi một kênh có đủ các tiềm năng phát triển cả về định vị, số follows và khả năng chuyển đổi lại bị “vấp” ở ngay chỗ thực thi. 

Như status ngày hôm qua cô hướng dẫn Công thức làm Thương hiệu Cá nhân trên một trang A4, bước đầu tiên là hoạch định thì phải có được bộ từ khoá. Ở kênh của bạn, về phần định vị, lại có 3 từ khoá xuất hiện đồng thời. 

Tên kênh thì đặt là thẩm định. Bio thì nói là nghiên cứu. Còn nội dung các clip thì lại rất giống review. đây là 3 khái niệm khác nhau, cho nên là sẽ gây ra cảm nhận hỗn loạn ở phía người xem. Hay nói cách khác, là không thể định hình cảm nhận.

Thử hoạch định bằng cách lựa chọn một trong ba phương án. 

Phương án 1, nếu chọn keyword là review, thì thôi ko có gì để bàn vì nó giống muôn vàn các cái bạn KOC khác. 

Phương án 2, nếu chọn keyword là nghiên cứu, thì tên kênh phải đổi lại là Hà vọc vạch, hoặc Hà xăm xoi chẳng hạn; và nội dung clip cũng phải là nghiên cứu chứ không được review. Tức là thay vì nói rằng tôi sử dụng chiếc máy rửa bát thấy ổn, sạch, êm; thì phải làm 7 cái clip test máy rửa với chảo mỡ, với nồi kho cá, đồ sành, đồ sứ, đĩa nhựa, cốc nhôm kiểu vậy. 

Còn phương án 3 - thẩm định - thì phải có chuyên môn. Cô đã gọi điện cho bạn ấy để hỏi nhưng không ai nghe máy nên cô không biết thực sự bạn có chuyên môn thẩm định hay không? Nhưng xét về tiềm năng để bán hàng, tăng chuyển đổi cho kênh thì đúng là phương án thẩm định sẽ ra tiền tốt nhất. Vì nó vừa quảng cáo review được sản phẩm để bán hàng, vừa tạo dựng được uy tín ở mức độ chuyên gia. Nên cô tự chốt keyword đầu tiên là thẩm định. 

Vấn đề tiếp theo là keyword “đồ gia dụng” và “đồ cổ”, lại tiếp tục không nhất quán. 

Theo cô đoán, thì bạn có kinh nghiệm và sở trường với đồ cổ nhưng lại muốn đá thêm mảng gia dụng vì kiếm tiền nhanh hơn thì phải. Tuy nhiên, less is more! Với cách làm hiện tại, kênh của bạn mắc lỗi nhiều tuyến nội dung. 

Làm Thương hiệu Cá nhân cần thể hiện bản thân ở nhiều khía cạnh. NHƯNG xây kênh, đặc biệt là ở tiktok thì tuyệt đối không được sản xuất nhiều tuyến nội dung. 

Thực ra, trong trường hợp này, việc tuyên bố định vị “gia dụng” hay “đồ cổ” đều là thừa, và không cần thiết. Tóm lại là sai!

Theo cô, keyword duy nhất kênh này cần xây dựng chỉ duy nhất là “thẩm định” thôi. Còn qua tới bước thực thi, thì mình có thể thẩm định bất cứ thứ gì mình muốn. Thẩm định cả thế giới luôn cũng được. Điều đó giúp xây dựng cảm nhận nhất quán ở người xem về định vị thẩm định của kênh.

Tuy nhiên, sẽ có những clip thẩm định về đồ cổ, giúp người xem có cảm nhận về chủ kênh ở cấp độ chuyên gia (vì cô xem các clip đồ cổ thấy bạn có nhiều kinh nghiệm hay). Còn các content “thẩm” đồ gia dụng hoàn toàn có thể phục vụ mục đích ra sale.

Tương tự câu chuyện phía trên của Trấn Thành khi khiến dư luận hiểu từ “tâm sự” qua “thách thức” và “dạy dỗ”. Thách thức của kênh này, cũng như với tất cả những người làm Thương hiệu Cá nhân ở khâu Thực thi chính là xây dựng được định nghĩa từ khoá thật là chuẩn xác! Làm sao để người xem cảm nhận đúng là mình đang “Thẩm định”, chứ không phải review, vọc vạch, xăm xoi, nghiên cứu hay kiểm thử?

Tiếc là 100% các clip liên quan đến đồ gia dụng mà cô đã coi ở kênh lại tạo ra cảm giác review. Vậy thế nào là thẩm định? 

Theo chatgpt thì việc thẩm định được hình thành dựa trên 3 điều kiện: 1 là phải có tiêu chí (thay vì quan điểm cá nhân như review); 2 là phải đưa ra kết luận bằng văn bản; 3 là phải do người có chuyên môn và nghiệp vụ thực hiện. Cô không rõ chủ kênh có nghiệp vụ hay không, nhưng việc đánh giá dựa trên tiêu chí và đưa kết luận cuối cùng thì nhất định phải thể hiện rõ ràng trong các content. 

Thí dụ để “Review” chiếc điện thoại thì chúng ta mô tả nó cầm có chắc tay không, nhưng “thẩm định” thì phải dựa trên số gam cân nặng. Review nói nó thao tác cảm ứng mượt mà, nhưng thẩm định phải tính toán tốc độ phản hồi trong bao nhiêu mili giây, với lực ấn bao nhiêu newton chẳng hạn. 

Review một căn nhà thì chỉ đơn thuần là đẹp hay không đẹp. Ngồi trong đó cảm giác có mát mẻ thoải mái hay không? Nhưng thẩm định phải dựa vào tiêu chí để xem nó là nà cấp 1-2-3 hay 4, có bao nhiêu cửa, ở những hướng nào? Khả năng đón gió lấy sáng ra sao (này cô chém đại để minh hoạ á).

***

Với kênh thẩm định, quân át chủ bài nằm ở việc “Bộ tiêu chí” phải xuất hiện trong các contents. Cũng như với Trấn Thành thì “Thái độ” và “câu từ” sẽ là Thượng phương bảo kiếm. 

Mr Cry sẽ khiến mọi người hiểu theo hướng tâm sự nếu trước đó không lúc lắc cái đầu và cười nhếch mép “đúng rồi <nhịp> tôi là mr cry <nhịp> tôi là mọi thứ <nhếch mép> quý vị muốn gọi gì cũng được <cười>”. Gợi đòn thực sự!

Mà cụm từ “quý vị” nghe có vẻ cao sang, nhưng lại khiến người nghe có cảm giác bị đá đểu, thiếu đi tôn trọng. Như thế, bị gọi là “Thách thức” cũng không oan. 

Tóm lại, bài học cô muốn nhắn gửi đến bọn em là: 

Thứ nhất, phải chốt từ khoá và phải thống nhất được từ khoá thật chuẩn ở khâu hoạch định. 

Thứ hai là, khi có từ khoá rồi thì nhất định phải nghiên cứu thật kỹ càng chi tiết để biết những yếu tố điển hình nào nhất định phải có ở content, và những yếu tố nào nhất định KHÔNG được có để khoanh vùng cảm nhận ở phía người xem thật rõ ràng, chính xác và không được quyền sai lệch.