Thương hiệu nổi tiếng trong giới F&B - Phúc Long đã đạt hơn 600 cửa hàng Phúc Long Kiosk & 90 cửa hàng Phúc Long truyền thống, tính đến cuối năm 2021, phủ sóng rộng khắp trên 18 tỉnh thành của cả nước.

tong-ket-chuyen-kinh-doanh-cua-phuc-long-nam-2022-an-nen-lam-ra-dat-gan-200-ty-dong-loi-nhuan-truoc-thue-1675092894.png

Từ năm 2016 đến 2019, Phúc Long ghi nhận sự tăng trưởng chóng mặt. Năm 2019, chuỗi này đem về tới 779 tỷ đồng, tăng đột biến 65% so với 2018. 

Năm 2022, Phúc Long đạt 1.579 tỷ đồng doanh thu và 195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA), chủ yếu nhờ các cửa hàng flagship hoạt động hiệu quả, mang lại doanh thu 1.153 tỷ đồng và 332 tỷ đồng EBITDA. Bước sang năm 2023, các cửa hàng flagship đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ khi Phúc Long đạt con số kỷ lục vào Quý 4/2022: mở 23 cửa hàng flagship mới và 2 cửa hàng mini, nâng tổng số cửa hàng flagship lên 111 và tổng số cửa hàng mini lên 21.

Trên cơ sở hiệu quả tính theo đơn vị cửa hàng, ước tính các cửa hàng flagship sẽ mang lại doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp đôi so với doanh thu của cửa hàng tương tự trong ngành, biên EBITDA của cửa hàng là trên 35%, cao hơn hẳn so với các chuỗi F&B thuộc top đầu thế giới. Hiệu quả vượt trội trên mỗi đơn vị cửa hàng đi kèm với đà tăng tốc mở mới điểm bán củng cố tiềm năng Phúc Long sẽ trở thành công ty trà & cà phê số 1 tại Việt Nam trong vòng vài năm tới, hướng đến mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế.

Song song đó, Phúc Long cũng đã đóng các kiosk hoạt động kém hiệu quả. Việc đóng cửa các kiosk khiến Phúc Long tốn 42 tỷ đồng chi phí. Ban Điều Hành đang tiến hành đánh giá toàn diện trong Quý 1/2023 nhằm xác định mô hình hoạt động tối ưu trước khi tiếp tục nhân rộng.

Đại gia bí ẩn Lâm Bội Minh - Cha đẻ của Phúc Long giàu có như thế nào ở độ tuổi 76?

Nhà sáng lập thương hiệu Phúc Long Coffee & Tea chính là ông Lâm Bội Minh, ông sinh năm 1946. Hiện nay ông đã 76 tuổi, ngoài tên thật và năm sinh, ông Minh không để lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào khác. 

Các cập nhật về kinh doanh của ông chỉ chiếm phần nhỏ trong câu chuyện của Phúc Long. Được biết, vào tháng 5/2021, ông Minh và hai cá nhân khác đã thành lập nên Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage (Phúc Long Heritage) với quy mô vốn điều lệ 260 tỉ đồng. Ông Minh chiếm 94,5% cổ phần, tương đương 245,7 tỷ đồng. Hai cá nhân chưa được công bố thì nắm giữ 5,5% cổ phần còn lại.

Đến đầu năm 2022, tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã thâu tóm 31% cổ phần CTCP Phúc Long Heritage, giúp cho nhóm cổ đông của Phúc Long đã thu về 110 triệu USD qua thương vụ này. Định giá chuỗi Phúc Long cũng tăng lên 355 triệu USD sau thương vụ M&A đã từng tốn nhiều giấy mực của báo chí.

tong-ket-chuyen-kinh-doanh-cua-phuc-long-nam-2022-an-nen-lam-ra-dat-gan-200-ty-dong-loi-nhuan-truoc-thue-1-1675093725.jpeg
 

Trước đó, The Sherpa - công ty thành viên thuộc tập đoàn Masan đã chi 15 triệu USD mua 20% cổ phần Phúc Long Heritage, tương đương định giá 75 triệu USD. Đầu tháng 8/2022, The Sherpa đã tiếp tục chi 155 triệu USD mua 34% cổ phần Phúc Long. Mức định giá của Phúc Long cũng tăng lên 455 triệu USD, tổng tỉ lệ sở hữu của Masan tại Phúc Long lên đến 85%.

Với kế hoạch thâu tóm Phúc Long, ông Quang và các cộng sự hẳn đã phải tính toán chu toàn ngay từ đầu, bao gồm giá cả và cách thức mua.