Tổng công ty Phát điện 1 được thành lập theo Quyết định số 3023/QĐ-BCT ngày 01/6/2012 của Bộ Công Thương theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2013 dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.

Là đơn vị do EVN nắm giữ 100% vốn cổ phần EVNGENCO 1 (theo thông tin từ website doanh nghiệp) có các nhiệm vụ: Sản xuất điện an toàn, ổn định, hiệu quả; khai thác thương mại thị trường phát điện cạnh tranh; đầu tư các dự án nguồn năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

tong-cong-ty-phat-dien-1-evngenco-1-lam-an-ra-sao-khi-bo-ra-gan-90-nghin-ty-xay-cac-cong-trinh-trong-diem-1686058283.jpeg
Trung tâm điện lực Duyên Hải 

Trong khi đó, theo thống kê năm 2021, Tổng công ty có 14 đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết. Tổng công ty trực tiếp sản xuất - kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp pháp mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam chuyển giao khi tiếp nhận các đơn vị có liên quan và đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty phát điện; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty mẹ và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.

Ngày 28/12/2022, tại Hà Nội, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Sau 10 năm hình thành và phát triển, với tổng công suất lắp đặt tại thời điểm thành lập năm 2013 là 3.289MW, đến nay, EVNGENCO1 là đơn vị sở hữu quy mô nguồn điện lớn nhất trong các tổng công ty phát điện tại Việt Nam với tổng công suất đặt là 7.157,2 MW, chiếm 9% công suất đặt toàn hệ thống điện quốc gia.

Trong hơn 10 năm qua, EVNGENCO1 đã bỏ ra tổng giá trị gần 90.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng với các công trình trọng điểm như: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (688MW); nhà máy thủy điện Đa Nhim mở rộng (80 MW); nhà máy điện mặt trời nổi hồ Đa Mi (47,5 MWp)…

Tính đến cuối năm 2022, lưới điện quốc gia đã được các nhà máy điện của EVNGENCO1 đã cung cấp lên hơn 270 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng điện sản xuất bình quân giai đoạn là 19,5%/năm, nộp ngân sách Nhà nước trên 31.000 tỷ đồng. Năm 2022, EVNGENCO1 đứng thứ 30 trong bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất Việt Nam, tăng một bậc so với năm 2021 và tăng liên tục so với các năm trước.

tong-cong-ty-phat-dien-1-evngenco-1-lam-an-ra-sao-khi-bo-ra-gan-90-nghin-ty-xay-cac-cong-trinh-trong-diem-1-1686058334.jpeg

Vào ngày 12/5/2023, Hội nghị người lao động đã được EVNGENCO1 tổ chức thành công với gần 180 đại biểu tham dự. Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam - Ông Uông Quang Huy đã có mặt và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ông Nguyễn Mạnh Huấn - Phó Tổng giám đốc EVNGENCO 1 đã có phát biểu tại hội nghị, ông cho biết,  các nhiệm vụ, mục tiêu tập đoàn giao trong giai đoạn 2021 - 2022 đã được công ty hoàn thành xuất sắc, tạo tiền đề thực hiện tốt kế hoạch trong 5 năm của công ty trong giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổng sản lượng điện sản xuất của EVNGENCO 1 đạt 96,1% kế hoạch, là 34.230 triệu kWh. Tuy nhiên, đến năm 2022, tổng sản lượng điện sản xuất của EVNGENCO 1 đạt 101,1% so với kế hoạch, là 30,420 triệu kWh. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng được EVNGENCO1 hoàn thành, ngoài ra những kế hoạch do EVN giao cũng cơ bản hoàn thành.

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, theo Chủ tịch HĐTV EVNGENCO1 - Ông Nguyễn Tiến Khoa cho biết, sản lượng đóng góp của các đơn vị trực thuộc EVNGENCO1 tăng 34% so với ước tính thực hiện vào năm 2022, đạt 26,6 tỷ kWh. Tỷ trọng điện sản xuất của các công ty con và cổ phần giảm 6,6% so với ước tính thực hiện năm 2022, đạt 9,97 tỷ kWh.

Theo kế hoạch năm 2023, dự kiến nguồn phát là 36,53 tỷ kWh, trong đó đối với điện sản xuất và mua cho toàn hệ thống ứng với phương án cơ sở thì sản lượng điện sản xuất của EVNGENCO1 sẽ chiếm khoảng 12,6%.

Theo thông tin trong thời gian vừa qua, hồi đầu tháng 5/2023, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh lên 1.920.3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tức là giá điện sẽ tăng lên 3%.

Sở dĩ tăng giá điện là vì công ty mẹ là Tập đoàn điện lực Việt Nam - EVN báo gặp nhiều khó khăn, cũng như thua lỗ lớn vì giá cả của các yếu tố đầu vào cho sản xuất và kinh doanh điện tăng cao. Tuy nhiên, mới xin tăng 3% vào hồi tháng 5 đến nay vẫn chưa đầy một chu kỳ thanh toán điện, EVN lại tiếp tục gửi Chính phủ xin phép được điều chỉnh giá bán lẻ điện tiếp vào đầu tháng 9/2023 tới để bù vào đắp vào khoản thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm qua.

Theo thông tin thì cả năm tài chính 2022, EVN lỗ hơn 36.294 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng. Sau khi trừ các khoản thu nhập tài chính khác, khoản lỗ giảm còn 26.236 tỷ đồng, tương đương hơn 1,1 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, trong khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm qua, còn khoản chưa hạch toán được ở chi phí sản xuất kinh doanh điện. Đây là khoản chênh lệch tỷ giá trong khuôn khổ hợp đồng mua bán điện của các đơn vị sản xuất giai đoạn 2019 - 2022, tức là khoảng hơn 14.700 tỷ đồng. Vì vậy, nếu cộng khoản này, số lỗ của EVN sẽ còn cao hơn. (theo thông tin từ laodong.vn ngày 30/05/2023).