Sự hình thành của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco)
Ngày 15/8/1958, trong không khí kỷ niệm 13 năm cách mạng tháng tám thành công, chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời trong niềm vui của cán bộ công nhân viên nhà máy.
Ngày 6/5/2003, bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) có Quyết định số 75/2003/QĐ-BCN thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
Từ ngày 16/6/2008, tổng công ty chính thức chuyển đổi mô hình tổ chức từ một tổng công ty nhà nước sang tổng CTCP. Đây là bước ngoặt quan trọng để Bia Hà Nội khẳng định vị thế của mình.
Trải qua hơn 130 năm lịch sử, Habeco đã trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu của ngành đồ uống Việt Nam.
Cổ đông Habeco trong HĐQT bao gồm:
●Ông Trần Đình Thanh sẽ giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
●Ông Ngô Quế Lâm sẽ giữ chức vụ tổng giám đốc tổng công ty, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
●Ông Stefano Clini: TGĐ công ty TNHH thương mại Carlsberg Việt Nam, Thành viên Hội đồng quản trị tổng công ty.
Chặng đường dài và thành quả hoạt động của Habeco
Năm 2017, Habeco đạt được nhiều thành quả:
●Lợi nhuận trước thuế đạt 839,3 tỷ đồng.
●Nộp ngân sách ước đạt 2.047,8 tỷ đồng.
Năm 2018, Habeco phấn đấu nhiều hơn:
●Tổng sản lượng bia tiêu thụ 500 triệu lít.
●Lượng tiêu thụ bia các loại 3,7 triệu lít.
●Tổng lợi nhuận trước thuế hơn 1.001 nghìn tỷ đồng.
●Tổng lợi nhuận sau thuế hơn 811.000 tỷ đồng.
●Lợi nhuận thuần từ kinh doanh của Habeco trong Quý 2/2018 cũng giảm còn 261,325 tỷ đồng so với 272,499 tỷ đồng thời điểm Quý 2/2017.
Đáng nói phần lợi nhuận Habeco có được quý 2/2018 có đến hơn 29 tỷ đồng từ lãi vay ngân hàng.
Kết thúc năm 2021, tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đã ghi nhận:
●7.053,4 tỷ đồng doanh thu hợp nhất.
●Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 411,6 tỷ đồng.
●Riêng tại công ty mẹ, doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính (bao gồm thuế Tiêu thụ đặc biệt) đạt 5.736 tỷ đồng.
●Lợi nhuận trước thuế đạt 376,9 tỷ đồng, vượt 6,3% kế hoạch doanh thu và 18,1% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ bia, rượu tại Việt Nam trải qua một năm kinh doanh đầy khó khăn do tình hình kinh tế trì trệ. Kết quả kinh doanh của Habeco phản ánh những nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp thích ứng và vượt qua khó khăn.
Bước sang năm 2022, triển vọng kinh doanh của Habeco đang có nhiều thuận lợi hơn khi kênh bán hàng tại chỗ (nhà hàng) và các hoạt động kinh tế, du lịch mở lại hoàn toàn, du khách quốc tế cũng sẽ trở lại Việt Nam sau 2 năm đóng cửa.Kết quả kinh doanh của Habeco tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 3/2022 với doanh thu, lợi nhuận và biên lợi nhuận gộp đều đạt mức cao nhất trong 2 năm trở lại đây: Lợi nhuận quý 3 tăng 74%
Kết thúc quý 3/2022, BCTC của Habeco cho biết:
●Đã đạt gần 2.476 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 14,5% so với quý liền trước.
●Biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 28,7%, tăng 3,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ 2021.
●Lợi nhuận gộp thu về 709,5 tỷ đồng, tăng 61% so với quý 3/2021.
●Khấu trừ các chi phí, công ty thu về 272,4 tỷ đồng.
●Lợi nhuận trước thuế chỉ trong riêng quý 3, tăng 74,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022:
●Tổng công ty đã đạt 6.008.5 tỷ đồng.
●Doanh thu hợp nhất và 559,2 tỷ đồng.
●Lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 17,8% về doanh thu và 31,1% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.
●Biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 28% tăng so với mức 25,1% trong 9 tháng đầu năm ngoái.
Kết quả kinh doanh tích cực của Habeco đạt được trong bối cảnh thị trường hàng hóa, tiêu dùng trong nước phục hồi tích cực sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Theo số liệu của tổng cục thống kê trong 9 tháng năm 2022:
●Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
●Trong đó quý I tăng 5%.
●Quý II tăng 20,1% và quý III tăng 41,7%.
Số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn của công ty mẹ và các đơn vị thành viên đến 30/09/2022:
●Đạt 3.519,3 tỷ đồng - tăng 11,1% so với đầu năm.
●Đang chiếm đến phân nửa tổng tài sản hợp nhất mặc dù trong kỳ.
●Habeco đã chi trả gần 556 tỷ đồng cổ tức cho các cổ đông.
Ngược lại, dư nợ vay giảm mạnh:
●Với tổng nợ vay ngắn và dài hạn đến 30/09/2022 chỉ còn 113 tỷ đồng, giảm 132,6 tỷ đồng (tương đương giảm 52,9%) so với đầu năm.
●Toàn bộ dư nợ vay là nợ vay ngắn hạn.
●Công ty mẹ Habeco tiếp tục hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn tự có không phát sinh nợ vay.
Hiện tại, tổng công ty Habeco đặt mục tiêu cho mình là dồn mọi nguồn lực để quyết tâm giữ vững thị phần cũng như củng cố, phát triển thương hiệu quốc gia Bia Hà Nội - niềm tự hào của người Việt Nam.