Tên gọi tiền thân của Vietnam Airlines là Vietnam Civil Aviation / Hàng không Dân dụng Việt Nam, được thành lập năm 1956. Những ngày đầu hãng chỉ có 2 chiếc máy bay được Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ tên Lisunov Li-2, sau đó được thay thế bằng 3 chiếc  Aero Ae-45 và 2 chiếc Ilyushin Il-14. 

Trong giai đoạn đầu Việt Nam không được phép mua hoặc thuê linh kiện, công nghệ từ Mỹ cho nên máy bay được sử dụng thời gian này chỉ có của Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1975, Việt Nam được thống nhất Hàng không Việt Nam được đổi thành Vietnam Airlines.

ton-tai-va-phat-trien-manh-suot-67-nam-qua-vietnam-airlines-kinh-doanh-the-nao-giua-moi-truong-hang-khong-ngay-cang-canh-tranh-gay-gat-1679154542.jpeg

Trong thời kỳ chiến tranh, Vietnam Airlines đã đối mặt với nhiều thử thách về vấn đề phát triển và mở rộng. Năm 1976, hãng Vietnam Airlines đã báo cáo chở được hơn 21.000 hành khách cùng với hơn 3.000 tấn hàng hóa trong đó có những chuyến bay quốc tế.

Bắc Kinh là điểm đầu tiên mà Vietnam Airlines đã thực hiện chuyến bay quốc tế, năm 1976 Viêng Chăn chính là điểm tiếp theo. Năm 1978, Bangkok thành điểm quan trọng khác, những năm 1980 đến cuối năm 1990 Hong Kong, Manila, Singapore, Kuala Lumpur đã được hãng Vietnam Airlines mở rộng. Năm 1993, đã có hơn 1,06 triệu hành khách trong đó 481.000 khách bay quốc tế đã dùng hãng Vietnam Airlines.

Năm 2002, ra mắt biểu tượng Bông Sen Vàng. Năm 2003, chiếc máy bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên đã được gia nhập vào hệ thống máy bay của Vietnam Airlines. Đưa Vietnam Airlines chính thức gia nhập IATA vào năm 2006. Năm 2017, cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán. 

Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết trong cuộc hội nghị tổng kết cuối năm 2022, doanh thu Vietnam Airlines đạt 72.359 tỷ đồng, đạt 121% so với kế hoạch, riêng công ty mẹ đạt 50.617 tỷ đồng, tương đương tăng 74% so với năm 2019. 

Trong năm 2022, Vietnam Airlines đã thực hiện vận chuyển 211.900 tấn hàng hóa và hơn 18 triệu lượt khách, đạt 107,8% so kế hoạch. Tổng giám đốc Lê Hồng Hà cho hay, hãng đã thực hiện cắt giảm và tiết kiệm chi phí đạt gần 4.300 tỷ đồng, giảm lỗ gần 70 tỷ đồng so với kế hoạch. Tuy nhiên, công ty mẹ vẫn lỗ khoảng 9.200 tỷ đồng.

Vào khoảng tháng 9/2022, Vietnam Airlines đã bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục khi thua lỗ 10 quý liên tiếp. Trong đó, các khoản nợ quá hạn đã lên tới con số 14.850 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 36.400 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của hãng hàng không quốc gia âm gần 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với tinh thần động viên nhân sự của mình, Vietnam Airlines vẫn ‘chơi lớn’ khi chịu chi 42 tỷ đồng thưởng nóng cho nhân viên, trích từ quỹ khen thưởng của tổng công ty. Câu chuyện này đã nhận về ý kiến trái chiều, bởi khi đó tình hình kinh doanh của hãng đang gặp khó khăn.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, hãng hàng không này đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm hơn 10.450 tỷ đồng. Đến hết 31/12/2022, lợi nhuận luỹ kế của cổ đông công ty mẹ âm xấp xỉ 34.200 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines âm 10.199 tỷ đồng.

Kế hoạch năm 2023, theo Tổng Giám Đốc Lê Hồng Hà tốc độ hồi phục của thị trường thế giới vẫn còn chậm do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga - Ukraine vì vậy năm 2023 hãng Vietnam Airlines tăng năng suất lao động lên 14% so với năm 2019, tiếp tục tái cơ cấu toàn diện và nâng cấp chất lượng dịch vụ nhằm mang lại thoải mái cho khách hàng và thu nhập của công ty.

ton-tai-va-phat-trien-manh-suot-67-nam-qua-vietnam-airlines-kinh-doanh-the-nao-giua-moi-truong-hang-khong-ngay-cang-canh-tranh-gay-gat-1-1679155228.jpeg
ton-tai-va-phat-trien-manh-suot-67-nam-qua-vietnam-airlines-kinh-doanh-the-nao-giua-moi-truong-hang-khong-ngay-cang-canh-tranh-gay-gat-2-1679155282.jpeg

Thành viên hội đồng quản trị của Vietnam Airlines

Nguồn thu hàng đầu của Vietnam Airlines đến từ lượng khách giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2019 khoảng 8,1 triệu lượt, con số này chiếm 19% và nằm trong top 3 thị trường có lượng khách lớn nhất. Cuối tháng 2 vừa qua, hãng bay này phải tạm hoãn việc mở rộng mạng đường bay tới thị trường Trung Quốc do Việt Nam chưa nằm trong danh sách ngành du lịch nước này được phép mở tour. Hiện tại, Vietnam Airlines vẫn giữ tần suất 6 chuyến bay đến Trung Quốc một tuần. Hãng hàng không này cũng kỳ vọng đến cuối năm 2023, hãng có thể phục hồi toàn bộ mạng bay quốc tế tương đương số liệu của năm 2019.