Tất nhiên theo sự phục hồi đó cũng là sự sàn lọc, nhiều doanh nghiệp sẽ không thích ứng nổi, vì họ liên tục chờ Chính Phủ cứu; và "đau đớn thay", sự phá sản của các doanh nghiệp này lại mở rộng lới cho các doanh nghiệp nổ lực trụ được, để họ thêm không gian phát triển; trong kinh tế thị trường có quy luật khắt nghiệt của nó, có phần thưởng và có sự trả giá.

Trích báo :

- Cái khó hiện nay của doanh nghiệp không phải ở vấn đề lãi suất mà khó ở dòng tiền bán hàng.

Lãi suất điều hành giảm khiến lãi suất huy động bắt đầu giảm. Điều đó chứng tỏ cho biết hệ thống ngân hàng không chịu áp lực tăng từ việc huy động vốn. Vấn đề lạm phát và cân đối đều được giải toả.

Tuy nhiên, ở tầm vi mô, doanh nghiệp xuất khẩu khó ở việc đơn hàng xuất khẩu nên họ không có dòng tiền kinh doanh. Doanh nghiệp trong nước khó ở tiêu dùng nội địa.

Các ngân hàng luôn đặt mục tiêu quản trị rủi ro. Khi nền kinh tế tốt, ngân hàng mời doanh nghiệp cho vay. Nhưng khi các doanh nghiệp gặp khó thì ngân hàng lại né.

Nhiều ngân hàng vẫn còn vốn và dư nợ tín dụng nhưng cho vay khó bởi các ngân hàng này chỉ cho vay các doanh nghiệp an toàn. Các doanh nghiệp khó khăn, doanh thu sụt giảm, kinh doanh không có lãi, cần vốn thực sự thì khó vay.

Đó là lý do vì sao vĩ mô tốt dần lên nhưng trong vi mô, một số doanh nghiệp vẫn thấy chưa vay được, mà dường như “chỉ lên tivi mới vay được”.

P/S : nói thêm về VN chưa có NH cổ phần (tư nhân) có tính đại chúng thật sự. Ý muốn nói một khi mọi người nói NH này của Ông A, NH kia của Cô B, thì rỏ ràng nó không phải là NH cổ phần đại chúng là mô hình rất cần có cho định chế tài chính này để phát triển bền vững, đồng hành với doanh nghiệp.

https://laodong.vn/kinh-doanh/ha-lai-suat-tien-re-nhung-doanh-nghiep-van-e-don-hang-1196934.ldo?