Việc bộ óc vĩ đại của thế giới đến Việt Nam nhưng lại bắt đầu bằng việc ăn sáng, uống cafe trứng với ca sĩ Mỹ Linh, quay tóp tóp với nhà sáng tạo nội dung nhưng tỏ ra "hờ hững" với báo chí truyền thông chính thống đã làm nhiều người nóng mặt.

Thôi thì đó là quyền của mỗi người. Nhưng các em, những người đang muốn tìm hiểu về truyền thông và Thương hiệu Cá nhân, cô cho rằng nên nhìn nhận câu chuyện này theo hướng khác.

Hướng mà có lợi cho tất cả chúng ta.

Cách đây 6 tháng, cô giáo có tư vấn cho một người chị thân thiết là "hãy lên tiktok". Cô ra sức thuyết phục, ủn đít ủn mông, thậm chí sẵn sàng nhận tư vấn xây kênh free cho các business của chị ấy vì "đây là xu hướng không thể đảo ngược".

Chị em quý nhau, thì mình thấy cái gì tốt mình không thể nào không nói (và xúi bẩy năn nỉ người ta hãy làm đi). Nhưng điều cô muốn kể hôm nay, lại là một ý khác trong câu chuyện lần ấy, khi cô nhắc tới sự liên quan đến các bạn ngôi sao.

Cô giáo bảo là, hiện nay (thời điểm ấy) rất nhiều celebs dè bỉu tiktoker, nhìn tiktoker bằng nửa ánh mắt. Thậm chí là khinh miệt. Họ (celebs) tự đặt ra câu hỏi, tại sao các event cứ mời "đám tiktoker" đến làm gì? Rồi đẳng cấp khác nhau, trình độ khác nhau, mình là sao hạng A tại sao phải đứng chung mâm với các tiktoker như vậy?

"Nhưng em không nghĩ thế", cô nói với chị kia.

"Với doanh nghiệp, với người làm business, thì cái quan trọng cuối cùng là hiệu quả. Giả sử bây giờ chị làm event ra mắt một bộ phim. Chị mời nhiều ngôi sao đến, con nào cũng õng à õng ẹo, làm màu làm kiểu, đòi hỏi ekip đủ thứ trên trời dưới biển. Xong rồi về chẳng thèm đăng nổi một tút. Vậy bên làm event có khi nào người ta hỏi, cuối cùng thì tao mời chúng mày đến để làm gì?".

Bọn em có bao giờ đặt ra câu hỏi ấy? Nhãn hàng có bao giờ đặt ra câu hỏi ấy? Và các ngôi sao có bao giờ đặt ra câu hỏi ấy? Hay chỉ nhất nhất một quan niệm cố hữu bất di bất dịch không thay đổi: TAO LÀ NGÔI SAO SÁNG CHÓI NÊN CHÚNG MÀY PHẢI MỜI TAO?

Mời tiktoker, đặc biệt là những người làm affilate đi event vô cùng có lợi.

Họ xin được đến (nếu chẳng có ai mời). Họ biết "vai trò và vị trí" họ ở đâu nên cũng ít khi õng ẹo làm màu làm sắc. Họ không đòi hỏi phải cung phụng hầu hạ dạ thưa. Và quan trọng nhất, họ đến event là đầu tiên phục vụ việc sáng tạo content. Sau nữa, là làm ra content để bán được hàng.

Sau một event, dân làm sự kiện được PR qua những clip triệu views. Nếu tiktoker gắn giỏ hàng thì có thể được doanh thu chục triệu trăm triệu và đo lường minh bạch được ngay lập tức. Vậy đặt những cái đó lên bàn cân, sẽ đến lúc, dù lì đến đâu các brand manager và business owner cũng buộc phải đặt ra câu hỏi, vậy mình mời ngôi sao đến (và hầu loz chúng nó) để được lợi lộc gì?

"Sẽ rất nhanh thôi, các tiktoker cho ngôi sao ra chuồng vịt. Và con nào không thay đổi con đó sẽ hết thời".

6 tháng sau, tức là bây giờ, bọn em chứng kiến làn sóng các ngôi sao đổ lên tiktok. Có người miệt mài quay clip ngày đêm, có người livestream gào rú "như hàng tôm hàng cá" (theo nghĩa tích cực chứ không tiêu cực nhé).

Đó là lẽ hiển nhiên. Vì thời thế luôn thay đổi, và khái niệm ngôi sao cần phải thay đổi lại.

6 tháng trước, khi mà các CEOs vẫn lờ mờ lớ ngớ chưa hiểu mình nên mời ai, và tại sao phải mời các ngôi sao thay vì tiktoker thì câu trả lời duy nhất họ có là "sự tương xứng đẳng cấp về thương hiệu". Nhưng rất tiếc, những ngôi sao được mời đi vì đẳng cấp thì đâu có bao nhiêu? Những Sơn Tùng, Hồ Ngọc Hà, Mỹ Tâm, Thanh Hằng... là hàng hiếm. Còn lại một đám lóc chóc loi choi "showbiz giải trí" (chứ cũng chẳng phải là nghệ sĩ) thì làm gì có đẳng cấp nào mà quan tâm vấn đề tương xứng. Cái danh "ngôi sao" không cào ra ăn được và bị những chỉ số lượt views, đặc biệt là chỉ số bán hàng tát cho lật mặt.

Điều này dẫn tới xu thế tất yếu: là nghệ sỹ đổ xô đi làm tiktoker, và tiktoker cố gắng nâng cấp bản thân để đạt tới đẳng cấp mà một ngôi sao cần có. Vậy trong cuộc đổ bộ 2 chiều này, ai là người chiến thắng?

Câu trả lời là tuỳ trường hợp.

Nghệ sỹ (đích thực) có tài thì lên tiktok cũng nổi nhanh thôi. Còn tiktoker mà có đức thì upgrade thương hiệu cá nhân lên một tầm cao mới ở ngoài xã hội cũng không hề khó. Nhưng các tiktoker giữ lợi thế về kênh truyền thông sẵn có. Còn nghệ sỹ thì lại có bất lợi là "phải nhẫn nhịn và nhẫn nhục" khi chấp nhận xuống nước làm tiktoker.

NSND Bạch Tuyết là một người khá thức thời khi trở thành tiktoker từ rất sớm. Việc cô ấy "chui lên tiktok" sẽ khó khăn hơn những sao trẻ như Minh Tú, Thuỳ Tiên... Nhưng Bạch Tuyết là một ca chuyển mình rất thành công (trong bối cảnh tên tuổi và thế hệ). Tương tự, ở phía tiktoker thì cặp đôi Ninh Anh Bùi - Âm Iu Ơi là một minh chứng sống động và không thể chối cãi cho việc tikoker trở thành celeb hạng A, và đầy thực lực.

Chỉ tiếc là, khi những trường hợp "người thật việc thật" ấy diễn ra ầm ầm trước mắt, thì vẫn có một bộ phận "lười thay đổi" chưa chịu chấp nhận thực tế này. Thậm chí, đến tận khi "bộ óc vĩ đại nhất thế giới" qua Việt Nam, đi tìm gặp những content creators thay vì truyền thông chính thống, thì họ vẫn cho rằng họ là nạn nhân trong câu chuyện của chính mình.

Bọn em đừng bao giờ như thế, vì đó là chỉ dấu cho cái chết!

Khi mình không chấp nhận thực tế, không thay đổi, không cố gắng, không bắt kịp thời cuộc, chỉ ngồi oán trách mọi người và xã hội, thì mình... nên đi chết đi!

Nhìn vào hành động của Tim Cook như một nụ hôn ngọt ngào để nhắc nhở bản thân; hay coi đó như một cái tát vào tự ái cá nhân là lựa chọn của mỗi người. Nhưng sự thật thì chỉ có một và không bao giờ thay đổi được.