Tiền đứng về mặt quản lý nhà nước thì nó là một công cụ tài chính của các chính phủ.

Các chính phủ dùng nó để điều tiết kinh tế. Họ tung tiền ra hoặc thu vào tùy vào chính sách tại từng thời điểm khác nhau.

Khi cần kích thích kinh tế, tạo công ăn việc làm thì họ bơm tiền ra thật nhiều. Nhưng khi cần kiềm chế lạm phát, giữ giá trị đồng tiền thì họ lại thu vào.

Họ chủ động phá giá hoặc giữ giá đồng tiền cao cũng tùy vào nhu cầu điều tiết tại từng thời điểm.

Như TQ thì luôn cố tình phá giá, giữ giá đồng NDT thấp so với đồng US để thúc đẩy xuất khẩu. Với TQ tỉ giá đồng tiền là một công cụ hỗ trợ xuất khẩu mà không vi phạm luật cạnh tranh, vì không trực tiếp trợ giá sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.

Cũng là TQ, nhưng HK thì lại khác, họ cố giữ giá đồng HKD cao để giữ giá trị tài sản, đảm bảo giá trị tài sản đầu tư tại HK, nhằm giữ chân các nhà đầu tư lại với HK, không để cho họ ra đi vì tài sản bị mất giá quá nhiều sau HK được khi chuyển giao lại cho TQ.

Những quốc gia xuất khẩu hàng hóa giá trị thấp (nông lâm thủy sản, gia công) của nền kinh tế, thì họ thường chủ trương giữ đồng tiền thấp, nhằm làm cho hàng hóa của mình có tính cạnh tranh về giá.

Còn những quốc gia mà thu nhập đến từ cung cấp dịch vụ bậc cao (tài chính, đầu tư...), xuất khẩu hàng hóa giá trị cao (công nghệ, sáng tạo), thì họ lại có xu hướng giữ giá trị đồng tiền cao nhằm giữ cho thu nhập của (người dân) mình cao. Chẳng hạn như Anh, SGP..

Với Mỹ thì là một trường hợp càng đặc biệt, Mỹ dùng đồng đô la như là một phương tiện kinh doanh và cũng là một công cụ để bảo vệ lợi ích Mỹ.

Trong khi đó, đồng tiền ảo thì giá trị của nó do thị trường quyết định, tùy thuộc vào cung-cầu và tâm lý của thị trường. Các quốc gia chỉ có thể đứng ngoài mà quan sát, chứ không can thiệp gì vào được.

Lý do người ta đưa đồng tiền ảo ra là cũng vì Mỹ thao túng đồng đô quá. Mỹ là người được hưởng lợi tuyệt đối từ đồng đô. Bằng động thái nâng giá, hay hạ giá Mỹ có thể làm cho bao nhiêu nhà đầu tư, kinh doanh phá sản, còn các quốc gia thì từ nợ ít thành nợ nhiều, hoặc từ giữ nhiều tài sản (bằng đô), bổng dưng bị mất bớt một khúc chỉ qua đêm. Chính vì vậy nên người ta thấy không fair và họ tìm cách đưa ra một đồng tiền có thể giao dịch mà không ai được đặc quyền đặc lợi gì.

TQ cũng cũng muốn quốc tế hóa đồng NDT để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô, giảm ảnh hưởng của Mỹ đối với thế giới.

Và TQ cũng đã từng chơi game tỉ giá để được hưởng lợi từ giao dịch thương mại với VN tại vùng biên giới.

Ngay TQ dù bị bất lợi so với Mỹ khi phải giao dịch bằng đồng đô, thì họ cũng không ủng hộ đồng bitcoin. Dùng Bitcoin thì khi cần làm sao tổ chức đổi tiền được? (hehe)

Vậy bạn nghĩ ai muốn từ bỏ đồng tiền của mình để thay thế bắng đồng tiền ảo?

Bitcoin ngay cả người tạo ra nó còn không ai biết, chỉ toàn lời đồn. Chẳng có tay "đầu có tóc" nào ở đây cả. Nên chẳng có ai chịu trách nhiệm về giá trị của nó cả. Nó lại u u ẩn ẩn trong cái phần mềm gọi là blockchain.

Chẳng ai dám đảm bảo rằng trong tương lai sẽ không có một tay hacker nào có thể can thiệp vào để đẻ ra thêm vài tỉ sau một đêm.

Anh nào thích phiêu lưu, thích đánh bạc thì mời dzô. Chứ tôi cho rắng sẽ chẳng bao giờ có ngày các quốc gia nào thừa nhận giá trị của nó.

Lỡ thừa nhận xong, đặt tỉ giá xong, cái ở đâu đó không biết, có người đẻ ra vài tỉ, rồi dùng tiền ấy mua tài sản của mình thì sao?

Lại quay lại vấn đề y hệt như khi Mỹ in tiền đô! Khác chăng là tiền đô thì biết của ai in, ai chịu trách nhiệm. Còn bitcoin thì chẳng biết đứa nào lỡ tay tạo ra nó đêm qua!

Tuy nhiên, tiền ảo vẫn có thể tồn tại và có giá trị trong một cộng đồng nào đó, như là một sự thỏa thuận về phương tiện giao dịch giữa những người trong cộng đồng đó với nhau. Chẳng hạn như công đồng dân chơi game...

Tui dân ngoại đạo mà múa vậy có sao không các chuyên gia tài chính-ngân hàng ui?

Tác giả: Đỗ Hòa