Thế hệ mới, “thuyền trưởng” Đại tá Tào Đức Thắng

Thành lập năm 1989, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) còn có tên gọi tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin - SIGELCO, với 40 nhân sự là bộ đội đến từ đơn vị Binh chủng Thông tin liên lạc.

thuyen-truong-moi-cua-viettel-dai-ta-dao-duc-thang-la-ai-viettel-da-kinh-doanh-ra-sao-trong-ngan-ay-thoi-gian-1678898491.png

SIGELCO được chuyển thành công ty điện tử thiết bị thông tin - trực thuộc binh chủng thông tin liên lạc vào cuối năm 1992. Đây cũng là thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Viettel. Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Công ty Điện tử viễn thông Quân đội - Viettel, được cấp giấy phép kinh doanh đầy đủ dịch vụ viễn thông.

Trải qua 33 năm hoạt động, nếu thế hệ đầu tiên chính là những cán bộ Binh chủng thông tin sinh ra định hướng Viettel phát triển. Đến thế hệ thứ 2 là những người cùng Viettel trưởng thành, đưa ngành viễn thông phát triển trên nhiều quốc gia, mở rộng không gian các ngành liên quan viễn thông, đẩy tốc độ phát triển công nghệ Việt Nam song hành cùng tốc độ phát triển thế giới.

Bây giờ, thế hệ thứ 3 tiếp nhận nhiệm vụ dẫn dắt Viettel khi Viettel đã đứng trên đỉnh cao ngành công nghệ viễn thông chính là Đại tá Tào Đức Thắng. Đại tá sinh năm 1973 tại Thanh Hóa, với trình độ Thạc sĩ Điện tử Viễn thông, bắt đầu từ năm 2015 Đại tá giữ chức vị Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel.

thuyen-truong-moi-cua-viettel-dai-ta-dao-duc-thang-la-ai-viettel-da-kinh-doanh-ra-sao-trong-ngan-ay-thoi-gian-1678898950.jpeg

Đại tá Tào Đức Thắng

Đi từ những vị trí thấp chuyên viên Phòng quản lý Kỹ thuật (công ty Điện thoại Hà Nội), chuyên viên Bưu điện Hà Nội- Quản lý Viễn thông. Sau đó, Đại tá Thắng đã bắt đầu lên vị trí cao hơn: Tổng công ty Viễn thông Viettel giữ chức Phó giám đốc; Giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel; Tổng giám đốc và nằm trong HĐQT Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel; Chủ tịch HĐQT công ty Công trình Viettel; Chủ tịch HĐQT công ty Tư vấn Thiết kế.

Ngày 1/1/2022, Đại tá Tào Đức Thắng đã chính thức trở thành Chủ tịch Viettel.

Viettel kinh doanh ra sao?

Thời gian đầu thành lập, năm 1990 SIGELCO triển khai thành công công trình tuyến vi ba số AWA đầu tiên của Việt Nam.

Trong 4 năm kế (1990-1994), đã liên tiếp tạo nên thành tích với công trình: 7 tháp ăng-ten viba Đà Nẵng-Nha Trang-Bình Định; 14 trạm vi ba nối Vinh-Đà Nẵng-TP.HCM; tuyến viba băng Hà Nội-Đà Nẵng rộng 140Mb/s; tuyến vi ba băng cho Tổng cục Bưu điện Ba Vì-Vinh; tháp ăng-ten cho Bưu điện Quảng Ninh 85m cao nhất Việt Nam.

5 năm tiếp (1994-1999), đường trục cáp quang Bắc-Nam đầu tiên thiết kế riêng cho quân sự, sử dụng công nghệ ghép thu phát bước sóng trên một sợi cáp quang có chiều dài hơn 2.300km do Viettel khởi công thành công. Xây dựng cột cao 125m cho Đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình Tuyên Quang.

Từ năm 2000-2009, tiên phong dùng công nghệ cao đầu tư ra nước ngoài, dịch vụ di động viễn thông tại Việt Nam được phổ biến rộng rãi.

Năm 2010-2018, kỹ thuật công nghệ cao được Tập đoàn đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư sản xuất. Áp dụng CNTT tới các con ngõ cuộc sống người dân. Đến thời điểm này đã có 11 nước được Viettel hợp tác.

Năm 2021, doanh thu tập đoàn Viettel là 274 nghìn tỷ, tăng trưởng 3,3% so với năm 2020. Lợi nhuận của ông lớn này cũng đạt 40,1 nghìn tỷ, tăng 2%. Doanh nghiệp nộp ngân sách gần 32 nghìn tỷ đồng. Cũng trong năm này, thương hiệu Viettel tại Châu Phi tăng 37%, mức tăng này được cho là đạt kỷ lục. Bên cạnh đó, Mytel - thương hiệu Viettel tại Myanmar cũng ghi nhận mức tăng trưởng 31,5% với 11,2 triệu thuê bao. Thời điểm đó, Viettel giữ vị trí dẫn đầu tại 5 trong số 10 thị trường nước ngoài. 

Năm 2022, Viettel đạt doanh thu hợp nhất đạt 163,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 6,1%. Mức tăng trưởng này đã giúp Viettel ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế lên tới 43,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2021; công ty đã nộp ngân sách nhà nước 38 nghìn tỷ đồng. Hiện tại Viettel vẫn là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động số 1 Việt Nam với 54% thị phần.

Đại tá Tào Đức Thắng chia sẻ xu thế đã có, Viettel sẽ cần tăng tốc hơn để rút ngắn thời gian, kỹ sư của Tập đoàn đã có những trao đổi học hỏi từ các kỹ sư khác về công nghệ mới này nhằm áp dụng trong nghiên cứu của công ty một cách hiệu quả nhất.